3 điều quyết định bạn có nên mua nhà vi bằng không?

20/08/2019

Nếu bạn đang định mua nhà vi bằng thì thật đáng suy nghĩ, bạn có nên quyết định ngay và luôn không? Rất có thể quyết định này sẽ là một “cái bẫy” khiến cuộc đời bạn trở nên rắc rối.

3 điều quyết định bạn có nên mua nhà vi bằng không?

  • Bạn sẽ tốn tiền để mua một căn nhà chưa đủ tính pháp lý tối thiểu

Chân thành mà nói là nếu bạn có ý định mua những căn nhà, mảnh đất “ba chung” (chung số nhà, chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, chung giấy phép xây dựng) thì đừng đòi hỏi việc mua nhà hợp pháp. Nếu bạn mua nhà đất như vậy thì cũng được thôi nhưng cần hiểu rằng mình chỉ có thể lập vi bằng, các trường hợp mua bán nhà đất qua vi bằng cũng không khác gì mua bán sang tay. Đều được chuyển nhượng qua nhiều người, thực hiện mua bán nhiều lần, hồ sơ và giấy tờ không đúng quy định vì chẳng cần đầy đủ cơ sở pháp lý thừa phát lại cũng được phép ghi nhận.

  • Bạn sẽ phải trải qua cơ nguy “bị lừa”, dính dáng vào tranh chấp

Thậm chí, bạn có thể sẽ mua nhà đất từ những người “chủ” không còn toàn quyền sở hữu với căn nhà, mảnh đất của họ. Mua xe ra sao thì mua nhà cũng y vậy. Bạn cần thẩm tra xem người chủ kia có mang nhà đất đi “cắm” ngân hàng hay tín dụng đen không, nên mua nhà đất kiểu vi bằng thì làm sao bạn xác minh? Nếu so sánh mua nhà qua vi bằng với mua nhà sang tay thì đây chẳng qua là một hình thức khác với khả năng chủ nhà đã mang nhà đi cầm cố, hay bán cho người khác bằng giấy tay giống nhau. Nên bạn cũng không tránh khỏi việc một mai phát sinh tranh chấp với người mua thứ 2, thứ 3,… thứ n hay “đụng độ” với ngân hàng, tín dụng đen. Sau này, liên luỵ đến toà án, pháp luật, và tự nhiên thiệt hại tài sản uổng oan.

  • Mua nhà vi bằng không dành cho người lơ mơ pháp lí, mù mịt thị trường

Ngoài ra, bạn sẽ tốn thời gian không nhỏ để tìm hiểu đủ thứ về hình thức mua bán nhà đất qua vi bằng. Thực tế cho thấy Luật Đất đai, Luật Nhà ở đã quy định ngay từ đầu là mua bán, chuyển nhượng nhà đất kiểu gì bạn cũng phải lập thành văn bản, hợp đồng và có công chứng, chức thực của đơn vị có thẩm quyền. Vâng, còn vi bằng chỉ là văn bản ghi nhận hành vi, sự kiện mà thừa phát lại trực tiếp chứng kiến để khi xét xử hoặc các quan hệ pháp lý khác dùng tới như một chứng cứ. Đặc biệt, nó chỉ có giá trị nếu đã đăng ký với Sở Tư pháp. Nên bạn hãy tự hỏi mình có nên mua nhà qua vi bằng hay không nếu thừa phát lại chỉ trực tiếp chứng kiến bạn và người bán giao nhận giấy tờ, giao nhận tiền, chứ hoàn toàn không phải là cơ sở để sang tên, đổi chủ, như hợp đồng chuyển nhượng được công chứng, chứng thực.

Xem tiếp