5 bước quan trọng trong thủ tục ký kết hợp đồng mua bán nhà đất

05/10/2021

Ký hợp đồng công chứng mua bán nhà đất là một trong những bước quan trọng để hoàn thành việc mua – bán nhà đất. Vậy ở bước này, người mua cần phải lưu ý gì để tránh “bút sa gà chết”?

5 buoc quan trong trong thu tuc ky ket hop dong mua ban nha dat 634c18438b6fe

Sau một quá trình dài và gian nan, từ việc tìm kiếm ngôi nhà phù hợp với nhu cầu và tài chính, đến bước giám định, đánh giá pháp lý (bước này cực kỳ quan trọng), thẩm định giá trị, so sánh giá và đặt cọc tiền. Sau bước đặt cọc, bạn sẽ tiến hành ký công chứng hợp đồng mua bán nhà.

Lưu ý quan trong trong bước ”ký công chứng hợp đồng mua bán nhà đất”

Ký công chứng hợp đồng mua bán nhà là một trong những bước quan trọng trong toàn bộ quá trình mua bán nhà đất. Bước này được tiến hành sau khi đã đặt cọc tiền nhà, tiến hành trước khi có thể tiến hành Đăng ký giao dịch mua bán nhà đất (chuyển nhượng bất động sản, sang tên sổ hồng, sổ đỏ).

Theo quy định của Luật, ký công chứng hợp đồng mua bán nhà là điều bắt buộc. Thủ tục ký công chứng hợp đồng mua bán nhà đất bao gồm những bước sau.

Thủ tục ký kết công chứng hợp đồng mua bán nhà đất

Người mua cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1 (chuẩn bị): Tìm hiểu quy định của Luật về việc ký công chứng hợp đồng mua bán nhà đất
    • Bạn cần tìm hiểu thật nhiều khái niệm sẽ ghi trong hợp đồng mua bán như: diện tích sử dụng chung. diện tích sử dụng riêng, diện tích thông thủy, diện tích tim tường, ban công, lô gia,…
  • Bước 2: Tìm văn phòng công chứng
  • Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ
  • Bước 4: Tại văn phòng công chứng hoặc điểm hẹn, bạn cần đọc kỹ các nội dung ghi trong hợp đồng mua bán nhà đất
    • Kiểm tra nhiều lần số tiền (bao gồm phần số và phần chữ). Có trường hợp ghi thêm 1 con số 0. Căn nhà 1 tỷ biến thành căn nhà 10 tỷ. Ký xong bên mua đòi đúng số tiền ấy.
  • Bước 4: Ghi rõ “Tôi đã đọc và hiểu” và ký chữ ký, ghi rõ họ tên. Hoàn thanh việc ký kết hợp đồng mua bán nhà đất.

Các bước ”ký công chứng hợp đồng mua bán nhà đất”

Bước 1 – Tìm hiểu Quy định Pháp Luật về việc ký kết hợp đồng công chứng mua bán nhà đất

Điều 122. Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở

  1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.”

Theo quy định trên, việc mua bán nhà ở, căn hộ chung cư bắt buộc phải thực hiện công chứng. Việc ký kết hợp đồng mua bán phải là ký kết công chứng. Do đó, nếu như một trong các bên (mua hoặc bán) không chấp nhận việc ký công chứng mà chỉ chấp nhận ký tay, hoặc vi bằng,… thì bạn nên cân nhắc lại về việc mua bán đó hoặc cần tư vấn pháp lý rõ ràng hơn.

Bước 2 – Tìm văn phòng công chứng

Việc ký kết công chứng hợp đồng mua bán thường được thực hiện tại văn phòng công chứng. Do đó, hai bên cần thỏa thuận chọn văn phòng công chứng để hẹn gặp mặt.

Theo Điều 42Điều 44, Luật công chứng 2014 có quy định:

“Điều 42. Phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản

Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.”

“Điều 44. Địa điểm công chứng

  1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
  2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.”

Như vậy, nếu đang mua bán nhà ở ở tỉnh, thành phố nào thì bạn phải tìm văn phòng công chứng trong địa bàn tỉnh, thành phố đó. Và việc công chứng thường phải thực hiện ngay tại văn phòng công chứng (chỉ một số trường hợp đặc biệt mới thực hiện bên ngoài).

Việc công chứng có thể thực hiện tại UBND phường hoặc tại các Văn phòng công chứng khác trên địa bàn. Hiện nay, đã có nhiều văn phòng công chứng dịch vụ để phục vụ nhu cầu thực hiện ký kết các văn bản pháp luật của người dân. Vì thế, cũng có sự cạnh tranh, bạn có nhiều lựa chọn. Có thể thăm hỏi người thân, bạn bè, tìm hiểu và lựa chọn văn phòng mà mình và phía đối tác mong muốn nhất.

Theo Điều 5 Nghị định Số: 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ, việc công chứng có thể được thực hiện tại Phòng tư pháp; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc bởi công chứng viên tại các Văn phòng công chứng.

Do đó, nếu ở các thành phố, bạn có thể tìm đến Phòng tư pháp, Văn phòng công chứng để công chứng hợp đồng. Nếu ở vùng quê, nông thôn, vùng núi thì có thể nhờ Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực.

Bước 3 – Chuẩn bị hồ sơ mua bán nhà đất

Bộ hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng mua bán nhà đất bao gồm:

  1. Bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất;
  2. Bản sao có chứng thực CMND/CCCD và kèm theo bản chính để đối chiếu, chứng thực;
  3. Sổ hộ khẩu;
  4. Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy độc thân trường hợp chưa đăng ký kết hôn;
  5. Hợp đồng mua bán nhà đất. Hợp đồng mua bán có thể được soạn trước bởi các bên hoặc có thể nhờ bên công chứng soạn giúp hợp đồng.

***Lưu ý: Trên đây là những giấy tờ chung, thường có trong các giao dịch mua bán nhà đất. Trên thực tế, tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ số lượng các loại giấy tờ khác nhau.

Bước 4 – Đọc kỹ và hiểu hợp đồng trước khi ký kết

5 buoc quan trong trong thu tuc ky ket hop dong mua ban nha dat 634c1843a9d03

Đây là một trong những bước cực kỳ quan trọng trong hợp đồng mua bán nhà. Việc kiểm tra sót có thể khiến bạn mất tiền tỷ.

Do đó, bạn cần hít thở sâu và kiểm tra, có thể vừa đọc vừa chỉ tay, đọc thành tiếng để lý trí, não bộ hoạt động mạnh mẽ nhất. Bạn có thể kiểm tra một số thông tin sau:

  • Thông tin về căn nhà giao dịch có đúng không;
  • Số tiền đúng không, có dư con số không nào không (nếu dư 1 con số 0, số tiền sẽ nhân lên 10 lần đấy),…;
  • Các điều khoản liên quan đến phương thức thanh toán;
  • Các điều khoản về đền bù hợp đồng: Đây cũng là thông tin quan trọng. Bạn cần đọc, hỏi lại để hiểu rõ. Đừng thấy những con số đền bù như 0,1% là ít mà bỏ qua. Hãy nhân lên, tính cụ thể ra tổng số tiền phải đền bù thực tế để thấy được bức tranh tổng thể.

Và nhiều thông tin khác, bạn có thể xem lưu ý chi tiết về hợp đồng mua bán.

Bước 5 – Tiến hành ký kết hợp đồng

Sau khi đã kiểm tra kỹ càng hợp đồng, lúc này bên mua sẽ đặt bút ghi dòng chữ “tôi đã đọc và hiểu rõ”, sau đó sẽ ký chữ ký và ghi đầy đủ họ tên. Sau đó, bên bán cũng ký chữ ký và ghi rõ họ tên giống như vậy.

Ký kết hợp đồng công chứng là bước bắt buộc (sau bước đặt cọc) đối với việc mua bán nhà đất, chuyển nhượng bất động sản. Việc ký kết sẽ diễn ra tại Phòng tư pháp, Phòng công chứng, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc địa điểm hợp pháp. Các bên cần đọc thật kỹ, hiểu và kiểm tra lại hợp trước khi đặt bút ký. Hãy lưu ý: Sai một ly, đi vài tỷ!

Xem tiếp