6 loại tranh chấp thường xảy ra khi mua căn hộ chung cư mà bạn nên biết!

19/02/2022

Ngày nay, nhiều người dân lựa chọn sống ở chung cư vì sự tiện lợi, an toàn. Nhưng kéo theo đó là số lượng các vụ tranh chấp chung cư cũng tăng lên không ít. Thực tế cho thấy, cứ 5 dự án chung cư thì lại có 1 dự án rơi vào tình huống tranh chấp với nhiều lý do khác nhau. Hãy cùng DDI điểm qua 5 loại tranh chấp chung cư thường gặp nhất qua bài viết này nhé!

1 – Tranh chấp về chất lượng xây dựng công trình

Các tranh chấp chung cư này thường phát sinh khi chung cư mới được đưa vào sử dụng trong thời gian ngắn đã xuống cấp nghiêm trọng. Người dân dọn về ở phát hiện những sai phạm, thiếu sót trong chất lượng thiết bị, kết cấu công trình, hệ thống phòng cháy chữa cháy… Tuy nhiên, nếu tòa nhà được quản lý vận hành bài bản, chủ đầu tư chủ động đáp ứng các yêu cầu chính đáng của cư dân, những bất hòa này có thể được giải quyết kịp thời, không gây ra tác động xấu.

Tranh chấp về chất lượng xây dựng công trình

Để tránh những tranh chấp này xảy ra hay nhận căn hộ rồi mới phát hiện chủ đầu tư không bàn giao theo đúng hợp đồng, người mua nhà cần lựa chọn những chủ đầu tư uy tín, và kiểm tra cẩn thận khi nhận bàn giao nhà.

2 – Tranh chấp về phí bảo trì, phí dịch vụ nhà chung cư

Thời gian gần đây, nhiều dự án chung cư tại các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội thường xảy ra tranh chấp về phí bảo trì chung cư. Tranh chấp căn hộ chung cư xảy ra ở chính khâu bàn giao lại cho Ban Quản lý tòa nhà, nhiều chủ đầu tư chung cư đã cố tình chây ỳ, chiếm dụng quỹ bảo trì hoặc cố tình bắt cư dân đóng mức phí cao hơn quy định,… gây bức xúc cho cư dân.

Tranh chấp về phí bảo trì, phí dịch vụ nhà chung cư

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, năm 2019 có tới 36% các vụ việc tranh chấp chung cư liên quan đến phí bảo trì. Thực tế đây là tranh chấp dai dẳng, khó giải quyết nhất thời gian qua tại nhiều dự án ở TPHCM, có nhiều chung cư đã bàn giao nhiều năm và đang xảy ra tình trạng xuống cấp.

3 – Tranh chấp về quyền sở hữu chung – riêng của căn hộ chung cư

Do sự mập mờ, thiếu minh bạch trong việc công khai các sở hữu chung, sở hữu riêng phát sinh tranh chấp về quyền sở hữu chung – riêng. Tại đây, chủ đầu tư và cư dân thường đối đầu nhau gay gắt khi tranh chấp sở hữu chung, khi chủ đầu tư tận dụng cả nhà để xe của cư dân để phục vụ cho trung tâm thương mại, hay lấy mất diện tích để xe để xây thêm các công trình phụ không phục vụ cho cộng đồng cư dân,….

4 – Tranh chấp về an toàn phòng cháy chữa cháy

Trường hợp này xảy ra khi mở bán căn hộ, chủ đầu tư đã quảng cáo “quá đà” nhằm mục đích đẩy hàng nhưng thực tế lại không như vậy. Sau những vụ cháy chung cư xảy ra, vấn đề an toàn phòng cháy chữa cháy ngày càng được nâng cao tầm quan trọng. Có trường hợp người dân đã khiếu kiện chủ đầu tư làm thiếu đường thoát hiểm hay hệ thống báo cháy không hoạt động, thiết bị phòng cháy chữa cháy không được đặt đúng nơi cam kết ban đầu.

Tranh chấp về an toàn phòng cháy chữa cháy

5 – Tranh chấp về giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ chung cư

Tranh chấp về giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ chung cư cũng chính là nỗi lo lắng và ám ảnh của đa số người mua chung cư và tình trạng này diễn ra ngày càng phổ biến. Có trường hợp cho thấy, cư dân đã dọn vào ở nhiều năm nhưng vẫn không được cấp giấy quyền sở hữu nhà, căn hộ chung cư. Cư dân sống tại những dự án này luôn sống trong tình trạng nơm nớp lo sợ mất nhà vì thiếu giấy tờ và cũng không thể thực hiện dịch vụ mua bán, chuyển nhượng lại.

6 – Tranh chấp khi chung cư bị siết nợ

Thực tế tình hình thị trường cho thấy, hiện nay một số lớn các dự án đang triển khai dựa trên nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Vì vậy để vay được tiền, các chủ đầu tư bắt buộc phải thế chấp tài sản nhưng điều đáng nói là đa số tài sản đem ra thế chấp kể trên chính là những dự án chung cư đang rao bán.

Tranh chấp về an toàn phòng cháy chữa cháy

Những vụ việc này đã xảy ra nhiều nhưng vì thiếu kinh nghiệm, một số người mua nhà vẫn bị lừa và mua phải dự án chung cư đang bị thế chấp ngân hàng. Khi chủ đầu tư vỡ nợ, ngân hàng sẽ đến lấy nhà và cư dân lâm vào cảnh khốn đốn, không có nhà. Điều này kéo theo việc khiếu kiện diễn ra giữa nhiều bên liên quan: doanh nghiệp, ngân hàng, người mua nhà, cực kỳ khó giải quyết và nhiều khi cư dân không đòi được quyền lợi.

Vì vậy, dẫn đến việc lòng tin của khách hàng dành cho sản phẩm căn hộ thấp đi, ảnh hưởng xấu đến thị trường bất động sản. Do đó, trước khi chọn mua căn hộ chung cư, người mua nhà nên kiểm tra kỹ giấy tờ pháp lý dự án và đến ngân hàng để biết được dự án có đang bị thế chấp hay không.

Để hạn chế tranh chấp chung cư giữa chủ đầu tư và cư dân, DDI cho rằng, pháp luật Việt Nam cần có quy định chặt chẽ về việc có một bên thứ ba đứng ra đánh giá chất lượng dự án so với hợp đồng đã ký. Chi tiết hơn, trước khi bàn giao, dự án phải được các cơ quan như Sở Tài nguyên Môi trường, Phòng cháy chữa cháy nghiệm thu, đánh giá chất lượng. Thậm chí cần đưa ra quy định dự án phải có sổ đỏ mới được bàn giao cho cư dân.

Qua bài viết này, DDI đã điểm qua 6 loại tranh chấp chung cư thường gặp nhất trên thị trường hiện nay. Để được tư vấn mua những dự án chung cư đến từ các chủ đầu tư uy tín, đầy đủ pháp lý, hãy liên hệ ngay với DDI để được tư vấn tận tình nhất!

Xem tiếp