Biệt thự phố và một số lưu ý khi xây dựng

01/10/2021

Kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng tăng cao. Do đó, nhu cầu, tiện nghi chỗ ở cũng cao hơn trước. Nhiều người muốn tận hưởng nhà biệt thự ngay tại phố thị. Vậy thế nào là biệt thự phố? Quy định về biệt thự phố bao gồm những gì? Cùng tìm hiểu trong bài nhé!

biet thu pho va mot so luu y khi xay dung 634c185d4393d 1

Gợi ý những mẫu Biệt thự phố đẹp

Biệt thự phố là gì?

Biệt thự phố là sự kết hợp giữa nhà ống cao tầng và kiến trúc biệt thự nên sở hữu phong cách mới lạ và rất thu hút. Biệt thự phố được xây dựng tại mảnh đất có diện tích nhỏ hơn so với biệt thự vườn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các tiêu chí và chức năng của một căn biệt thự.

biet thu pho va mot so luu y khi xay dung 634c185ddf817

Biệt thự phố có mặt tiền không quá lớn, chỉ khoảng từ 6 – 10m. Chính vì vậy, đặc trưng của loại biệt thự này là thường không có sân vườn hoặc rất nhỏ. Tuy nhiên, biệt thự phố vẫn đảm bảo một số tiêu chí như: diện tích xây dựng rộng hơn, có phong cách thiết kế hẳn hoi để thoát khỏi sự rập khuôn, nhàm chán từ các kiểu nhà ống, nhà hộp thông thường, nội thất cũng cùng phong cách thiết kế với ngoại thất để đảm bảo tính thống nhất,…

Hiện nay rất nhiều biệt thự phố vẫn sở hữu nét đẹp sang trọng với nhiều phong cách thiết kế như Cổ điển, Tân cổ điển, Hiện đại,…

Biệt thự sân vườn là gì?

biet thu pho va mot so luu y khi xay dung 634c185e27d63

Biệt thự sân vườn là loại biệt thự được xây dựng với sân vườn lớn, bốn mặt của nó đều tiếp xúc với không gian tự nhiên. Loại biệt thự này thường được xây dựng ở những nơi có diện tích rộng lớn và mật độ xây dựng xung quanh thấp, nhất là ở những vùng quê yên tĩnh và có phong cảnh đẹp.

Quy định pháp lý về xây dựng, quản lý biệt thự phố

Một công trình để được cấp phép xây dựng cũng đòi hỏi cần tuân thủ đúng các quy định ban đầu. Do đó, một biệt thự phố hợp pháp lý cần đảm bảo tuân thủ theo nhiều điều sau:

Dựa theo Điều 4 của Thông tư Số: 38/2009/TT-BXD của Bộ Xây Dựng có quy định một số điều khoản như sau:

Khoản 1 nói về việc quản lý biệt thự:

“1. Việc quản lý nhà biệt thự phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quy hoạch, kiến trúc, pháp luật về nhà ở và quy định tại Thông tư này. Đối với những khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị thì khi lập quy hoạch phải đưa các biệt thự nhóm 1, biệt thự nhóm 2 theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này vào quy hoạch để quản lý; đối với khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị mà có biệt thự nhóm 1, biệt thự nhóm 2 theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thì phải bổ sung các biệt thự đó vào quy hoạch để quản lý.”

Theo Khoản 2, biệt thự được phân thành các nhóm sau:

“a) Biệt thự nhóm 1 là những nhà biệt thự gắn với di tích lịch sử – văn hoá được xếp hạng theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá; biệt thự có giá trị điển hình về kiến trúc do các cơ quan có thẩm quyền về xây dựng – kiến trúc và văn hoá cấp tỉnh phối hợp xác định, lập danh sách và trình ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt;

  1. b) Biệt thự nhóm 2 là những nhà biệt thự không thuộc biệt thự nhóm 1 nhưng có giá trị về kiến trúc do các cơ quan có thẩm quyền về xây dựng – kiến trúc cấp tỉnh phối hợp xác định, lập danh sách và trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
  2. c) Biệt thự nhóm 3 là những nhà biệt thự không thuộc biệt thự nhóm 1 và biệt thự nhóm 2.

Theo Khoản 3,

“3. Đối với những nhà ở không đảm bảo một trong các yêu cầu về tầng cao, mật độ xây dựng nhưng đảm bảo tất cả các yêu cầu còn lại theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư này và nhà đó gắn với di tích lịch sử-văn hóa hoặc có giá trị về kiến trúc thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét đưa vào danh mục biệt thự nhóm 1 hoặc biệt thự nhóm 2 nêu tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều này để quản lý theo quy định của Thông tư này.”

“Thông tư này” chính là Thông tư Số: 38/2009/TT-BXD

Theo Khoản 4 nói về việc quản lý sử dụng nhà biệt thự:

“a) Đối với biệt thự nhóm 1, phải giữ đúng kiểu dáng kiến trúc, hình ảnh nguyên trạng và quy hoạch của nhà biệt thự (mật độ xây dựng, số tầng và độ cao); đối với biệt thự gắn liền với di tích lịch sử – văn hoá được xếp hạng thì việc quản lý sử dụng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về di sản văn hoá;

  1. b) Đối với biệt thự thuộc nhóm 2, phải giữ đúng kiểu dáng kiến trúc bên ngoài và quy hoạch của nhà biệt thự (mật độ xây dựng, số tầng và độ cao).

Như vậy, theo những quy định trên đây, các loại biệt thự phố được nhắc đến ở phần đầu tiên sẽ thuộc loại biệt thự nhóm 2 hoặc nhóm 3.

Phân biệt biệt thự sân vườn và biệt thự nhà phố

Biệt thự phố có nhiều điểm khác biệt so với biệt thự sân vườn. Cùng xem bảng so sánh bên dưới để thấy rõ sự khác biệt.

Tiêu chí Biệt thự sân vườn Biệt thự nhà phố
Vị trí Thường ở ngoại ô, vùng quê yên tĩnh, nơi có diện tích rộng rãi, ít dân cư để đảm bảo môi trường và không gian sống mát mẻ, thoáng đãng. Thường được xây dựng ở thành thị nhưng bị giới hạn về diện tích xây dựng.
Diện tích và không gian Thường có diện tích lớn, diện tích xây dựng có thể chiếm tối đa tổng diện tích khuôn viên. Có diện tích nhỏ hơn biệt thự sân vườn, không có sân vườn rộng vây quanh hoặc có rất ít.
Thiết kế Thiết kế tự do, phóng khoáng tùy vào sở thích, mong muốn gia chủ. Có đầu tư thiết kế, nhưng vẫn phải tuân theo gam màu, thiết kế chung cư của khu phố để tạo nên sự hài hòa với xung quanh.

Một số ưu nhược điểm của biệt thự nhà phố

Ưu điểm biệt thự phố

Có không gian sống rộng và thoải mái hơn. Mỗi thành viên trong gia đình đều sẽ có không gian riêng tư. Căn nhà sẽ có sự phân biệt chức năng từng phòng. Sẽ có phòng tiếp khách, phòng sinh hoạt chung, phòng làm việc, góc đọc sách,…

Biệt thự phố có sự đầu tư vào thiết kế hơn, tạo sự hài hòa, thoải mái cho gia chủ. Hiện nay, việc xây dựng toàn nhà ống, nhà hình hộp chữ nhật sẽ tạo nên sự nhàm chán, rập khuôn đối với nhiều người. Tuy nhiên, màu sắc, thiết kế của biệt thự cũng nên hòa chung với thiết kế của khu phố xung quanh, tránh tạo ra sự thái quá lại mang đến cảm giác không tốt cho gia chủ và mọi người xung quanh.

Có sự hài hòa cảnh quan, đầy đủ ánh sáng và không khí hơn. Việc xây dựng san sát, liền kề tuy giúp tận dụng tối đa không gian nhưng có thể khiến các căn nhà bị thiếu sáng và không khí. Đối với biệt thự phố, tuy không rộng bằng biệt thự vườn, nhưng cũng thường có một khoảng sân nhỏ phía trước, lối đi bao quanh, điều này sẽ đảm bảo sự lưu thông không khí tốt hơn.

Biệt thự phố thường được xây cao sẽ dễ đón nắng hơn. Đủ nắng, đủ khí, sức khỏe của gia chủ cũng sẽ tươi tốt hơn.

Nhược điểm biệt thự phố

Việc xây dựng, ở và bảo trì biệt thự phố đòi hỏi nhiều chi phí

Để xây dựng biệt thự đòi hỏi cần tốn chi phí cho các khâu thiết kế, lựa chọn vật liệu xây dựng. Sau khi biệt thự xây dựng xong thì cần được lau dọn, bảo trì định kỳ (nếu không biệt thự sẽ xuống cấp).

Tiêu thụ nhiều điện nước

Để thắp sáng hết các khu vực cần thiết trong biệt thự đòi hỏi cần có nhiều đèn hoặc đèn công suất lớn. Nếu tất cả 100% mọi gia đình đều xây dựng biệt thự có thể dẫn đến tình trạng thiếu điện.

Ngoài biệt thự phố, nếu muốn tận hưởng những tiện ích, tiện nghi, thoải mái, bạn có thể chọn mua căn hộ cao cấp, hạng sang hoặc những căn duplex, penthouse,… cũng có thể coi là “biệt thự” tại các tòa nhà chung cư.

Nhà biệt thự phố sẽ có thiết kế, phối màu sắc hài hòa. Không gian sinh sống rộng lớn hơn. Cuộc sống thoải mái, tiện nghi hơn. Tuy nhiên, việc xây dựng yêu cầu nhiều chi phí để thiết kế, xây dựng, duy trì và bảo dưỡng định kỳ. Bạn cũng có thể chọn ở trong các khu nhà biệt thự xây sẵn hoặc mua căn hộ duplex, penthouse. Chúc bạn tìm được căn “biệt thự” ưng ý cho mình!

Xem tiếp