Cảnh giác 5 chiêu lừa đảo mua bán nhà đất và cách tránh “sập bẫy”

11/05/2022

Cho dù bạn quyết định mua bán nhà đất để ở hay để kinh doanh đầu tư, bạn cần phải nắm rõ các biện pháp phòng ngừa cần thiết để bảo vệ mình khỏi trở thành nạn nhân của các chiêu lừa đảo.

Thông tin tài sản chính xác là điều cần thiết để tránh bị lừa đảo bất động sản. Dưới đây là các kiểu lừa đảo bất động sản phổ biến nhất và cách luật sư bất động sản của DDI có thể giúp bạn.

Kiểm tra điều kiện pháp lý của dự án chung cư có quan trọng không?

5 chiêu lừa đảo mua bán nhà đất phổ biến 

  • Lừa đảo giấy tờ giả, giả mạo quyền sở hữu

Lừa đảo quyền sở hữu xảy ra khi quyền sở hữu tài sản bị làm giấy tờ giả, thay đổi sai lệch hoặc bị chiếm dụng (đóng vai người mua nhà, lừa xem giấy tờ và đánh tráo). Sau đó, kẻ lừa đảo sẽ giả mạo chủ sở hữu của tài sản để lừa bán.

Những kẻ lừa đảo làm giả sổ đỏ rất tinh vi, tất cả ký hiệu trên giấy tờ có thể làm y như thật, rất khó phát hiện.

  • Lừa đảo qua hợp đồng vi bằng 

Những kẻ lừa đảo nhà đất đã gom đất xây nhà rồi chia ra bán từng căn theo vi bằng.

Sau đó, kẻ lừa đảo sẽ sử dụng các từ như “vi bằng công chứng thừa phát lại” hay “công chứng thừa phát lại” để dụ dỗ người mua nhà.

Bạn cần biết rằng, hợp đồng mua bán nhà/ chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.

Việc lập vi bằng thực chất chỉ là xác nhận đã chứng kiến giao dịch xảy ra, có việc trả tiền của người mua và nhận tiền của người bán, chứ chưa thể xác thực tính đúng đắn theo pháp luật của giao dịch đó.

Trong trường hợp nhà đất đó vướng tranh chấp, cầm cố ngân hàng, xây dựng trái phép,… thì việc lập vi bằng trên không còn giá trị.

  • Lừa đảo nhà đang bị tịch thu, thi hành án

Trường hợp nhà đất đó đang bị kê biên, tòa án đang thi hành án, nằm trong diện bị tịch thu. Trong quá trình này, một số chủ nhà cố tình tẩu tán tài sản bất động sản, tìm cách chuyển nhượng, thế chấp hoặc cầm cố cho người khác để lấy tiền để né thi hành án theo yêu cầu của tòa.

Nếu người bán không còn tài sản khác hoặc không đủ tài sản để thi hành án thì nhà này vẫn bị kê biên, tịch thu. Nếu lỡ mua phải ngôi nhà trường hợp này, cho dù đã làm thủ tục công chứng sang tên sổ đỏ thì người mua vẫn không tránh khỏi rắc rối.

  • Lừa đảo giá trị nhà

Gian lận giá trị xảy ra khi người bán đưa ra cho người mua thông tin sai lệch về giá trị thực của tài sản bất động sản. Loại gian lận này có thể xảy ra khi người bán bỏ qua thông tin có giá trị liên quan đến các tính năng ngôi nhà (ví dụ, tường bị nứt) và nhiều loại thông tin tài sản khác….

  • Một căn nhà lừa bán cho nhiều người

Các trường hợp mua bán nhà đất bằng tay hay “dính” vào hình thức lừa đảo này. Những kẻ lừa đảo không cần phải có sổ đỏ, sổ hồng. Thay vào đó, những kẻ này sẽ đăng bán căn nhà với giá cực thấp để dụ dỗ người mua sập bẫy. Đến bước làm giấy tờ chuyển nhượng thì kẻ lừa đảo nhà đất đã lấy được tiền cọc hay một phần tiền từ bạn.

Làm thế nào để phòng ngừa rủi ro lừa đảo? 

Gian lận mua bán nhà đất có nhiều hình thức, để giúp ngăn bạn bị là nạn nhân của hành vi lừa đảo bất động sản, có nhiều bước mà bạn có thể thực hiện .

  • Tránh vội vàng

Vội vàng hoàn tất các giao dịch bất động sản có thể là việc khiến bạn dễ rơi vào bẫy lừa đảo, cho dù bạn đang bán hay mua một bất động sản. Hãy dành thời gian để xác minh thông tin tài sản trước khi bắt tay vào giao dịch.

  • Thẩm định nhà 

Việc thẩm định tài sản bạn định mua hoặc bán mang lại cho bạn giá trị tài sản công bằng và đáng tin cậy thông qua việc định giá tiếp thị.

  • Hiểu những gì bạn đang mua 

Bạn nên đi khu vực bất động sản mà bạn quan tâm, đi bộ xung quanh bất động sản đó và tìm kiếm các lỗi hư hỏng và các vấn đề khác có thể làm bạn tốn kém tài chính.

  • Tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng

Đảm bảo rằng bạn nghiên cứu kỹ ngôi nhà định mua, đảm bảo pháp lý “sạch”, chất lượng nhà tốt. Và bạn cần tìm môi giới bất động sản uy tín. Đây  là điều cần thiết của quá trình mua hoặc bán bất động sản.

Lừa đảo bất động sản là một vấn đề nghiêm trọng và bạn có thể chịu tổn thất lớn vì nó. Giống như bất kỳ hình thức lừa đảo nào khác, lừa đảo bất động sản là điều không may, và ngay cả những người mua cẩn thận nhất cũng có thể trở thành mục tiêu.

Ngôi nhà nào đảm bảo pháp lý “sạch”? 

Thành lập từ năm 2015, DDI am hiểu sâu sắc từng khu vực và thực hiện hàng nghìn giao dịch bất động sản đảm bảo an toàn pháp lý. Với nền tảng quy mô lớn, DDI đã mở rộng phát triển dòng sản phẩm nhà phố DDI.

DDI – Bộ sưu tập những nhà phố hiện đại, đảm bảo pháp lý do DDI trực tiếp phát triển: tuyển chọn, cải tiến kiến trúc và thiết kế thẩm mỹ, với giá trị tối ưu nhất so với các bất động sản cùng tầm giá trong khu vực, giúp bạn có thêm nhiều thời gian chăm sóc cho tổ ấm của mình.

Hãy để DDI đưa bạn đến với tổ ấm mơ ước của bạn ngay hôm nay

  • Nhà mới hoàn thiện, sẵn sàng ở ngay.
  • Tối ưu chi phí, không rủi ro, tiết kiệm thời gian.
  • Sử dụng vật liệu chất lượng hàng đầu từ những thương hiệu uy tín như Inax, Cadivi, Schneider, Panasonic, An Cường.

Xem tiếp