Có nên để cây xanh trong phòng ngủ không?

15/10/2021

Cây xanh là vật trang trí thường được đặt ở mọi nơi trong nhà. Nhưng không phải loại cây nào cũng có thể đặt trong phòng ngủ, thậm chí có thể gây hại cho chúng ta. Vậy có nên để cây xanh trong phòng ngủ hay không? Loại cây nào phù hợp đặt trong phòng ngủ?

co nen de cay xanh trong phong ngu khong 634c17ad8eb64

Có nên để cây xanh trong phòng ngủ không?

Lý do bạn không nên để cây xanh trong phòng ngủ

Ban đêm cây xanh sẽ hấp thụ khí O2 và thải ra khí CO2

Cây xanh thường sẽ quang hợp vào ban ngày. Quang hợp ở thực vật là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbohidrat và giải phóng ôxi (O2) từ khí cacbonic (CO2) và nước.

Ban đêm cây ngừng quá trình quang hợp nhưng vẫn thực hiện quá trình hô hấp, hoa hoặc cây xanh sẽ hấp thụ khí O2 trong không khí để phân giải chất hữu cơ sản sinh ra năng lượng cần cho các hoạt động sống của cây. Đồng thời thải ra hơi nước và khí CO2.

co nen de cay xanh trong phong ngu khong 634c17afd52da

co nen de cay xanh trong phong ngu khong 634c17b0145c7

Và con người cũng hô hấp bằng khí O2 và thải ra khí CO2. Con người và cây xanh sẽ đồng thời hấp thụ khí O2 và thải ra khí CO2. Với thói quen đóng kính cửa phòng, hạn chế gió lạnh từ bên ngoài tràn vào là điều kiện để không khí trong phòng trao đổi với bên ngoài. Khi đó, không đủ oxi để thở, sẽ khiến bạn cảm thấy ngột ngạt và có thể tử vong trong phòng ngủ khi đóng kín cửa.

Đây là một trong những mối nguy hiểm đối với tính mạng của bạn và gia đình hằng đêm.

Dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển

Việc đặt cây cảnh trong phòng ngủ rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển bởi khi chúng ta tưới nước hay một số loại cây sống trong nước sẽ làm cho không khí trở nên ẩm ướt hơn, tạo điều kiện cho nhiều vi khuẩn sinh sôi nảy nở.

Không tốt cho phong thủy phòng ngủ

Cây xanh đại diện cho nguồn năng lượng dương mạnh mẽ của sự phát triển, sự chuyển động, cuộc sống năng động… Đây chính xác không phải là năng lượng bạn muốn có trong phòng ngủ – nơi năng lượng âm, cần nhất là sự yên tĩnh và thư thái.

Mặt khác, hỏa được cho là dương khí của cơ thể người, của những đồ vật trong phòng. Ngược lại thủy được coi là âm khí, lạnh lẽo sẽ làm giảm đi khá nhiều năng lượng của hỏa. Trong hệ ngũ hành thủy và hỏa lại khác nhau, nên việc đặt hai yếu tố này gần nhau là một điều nên tránh.

Lưu ý khi chọn cây đặt trong phòng ngủ

Về mặt sinh học, bạn vẫn có thể bố trí một số loài cây xanh trong phòng ngủ. Tuy nhiên, các cây này phải thuộc nhóm cây CAM (viết tắt của Crassulacean Acid Metabolism) để chúng không “lấy cắp” oxy của bạn vào ban đêm. Các loài cây CAM thường lớn chậm. Ngoại trừ nha đam, đa số các cây không giá trị dinh dưỡng, và thường có ĐỘC (để ngăn động vật ăn chúng). Nếu nhà có trẻ nhỏ, bạn cần cân nhắc.

Cơ chế sinh học của cây CAM

Cơ chế sinh học của nhóm cây CAM. Ảnh minh họa.

Nếu bạn vẫn có ý định mang cây xanh vào phòng ngủ, thì hãy chú ý những điểm sau đây:

  • Chọn một số tương tự cây xương rồng, không có lá, lá gai góc hoặc rất ít lá, lá hoặc rễ bọng nước, thể tích lá cây thường lớn hơn là phần diện tích bề mặt đón nắng,… Và chúng thường có độc nếu ăn phải.
  • Chọn cây xanh phù hợp với phòng ngủ nhỏ nhắn, nhẹ nhàng, dễ chịu và không “ham” đặt quá nhiều cây.
  • Nên chọn nững cây có thân dài, có nhiều lá, nên trồng cây, hoa ít tưới nước nhằm hạn chế sự ẩm ướt, dễ mang vi khuẩn vào không gian phòng ngủ nhà bạn. Ví dụ như: Lan quân tử, văn trúc chẳng hạn.
  • Chọn những cây có màu sắc nhẹ nhàng làm chủ đạo, không nên chọn những cây có màu sắc tươi sáng hoặc có mùi hương đậm quá , sẽ khiến cho không khí thêm ngột ngạt, mùi hương đậm cũng có thể dễ khiến bạn bị dị ứng đấy.
  • Chọn những cây ít cần nước, để hạn chế hơi ẩm trong phòng, là cơ hội để vi khuẩn tích tụ

Chăm sóc cây hằng ngày, tưới nước và tỉa bỏ lá vàng đi bạn nhé. Mang đến bạn nguồn năng lượng tươi mới, tích cực cho cuộc sống nhà bạn.

co nen de cay xanh trong phong ngu khong 634c17b0634e1

Nên chọn những loại cây ưa bóng tối, có màu xanh nhẹ nhàng, kích thước nhỏ, lá mềm mại, ít cần chăm sóc và tưới nước.

Một số loại cây có thể để trong phòng ngủ

1. Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ có tên tiếng Anh là snake plant, tên khoa học là Sansevieria trifasciata. Loài cây này có nguồn gốc từ Madagascar và một số nước Nam Á. Khi chọn mua, bạn cần chú ý kỹ PHẢI mua loại lá cứng. Loại lá cứng chuyên sinh sống trong môi trường khô cằn. Đấy mới là loại cây CAM (hấp thụ và lưu trữ CO2 ban đêm để sử dụng vào ban ngày).

Cây lưỡi hổ lá cứng

Một loại cây lưỡi hổ lá cứng, mọc cao

Ngoài ra, cây lưỡi hổ còn có tác dụng thanh lọc loại khí ô nhiễm, khí độc như khói bụi ô tô máy, khí bay hơi từ toluen (từ sơn chẳng hạn), khí xylene,… Tuy nhiên, lá của cây lưỡi hổ sẽ rất độc nếu lỡ nhai và nuốt vào bụng. Vì thế, bạn cần lưu ý điều này. Nên hạn chế dùng loại cây này nếu nhà có trẻ em.

2. Cây nha đam 

Cây nha đam có tên tiếng Anh là Aloe Vera. Loài cây này có nguồn gốc từ bán đảo Ả Rập – (Tây Á – Khu vực các nước Ả-rập Xê-út, UAE, Yemen, Oman,… ngày nay). Loài cây này có thể sinh sống trong điều kiện sa mạc nhờ vào cơ chế CAM (hấp thụ CO2 vào ban đêm để dùng cho quang hợp vào ban ngày).

Cây nha đam aloe vera

Cây nha đam tuy không có nhiều tác dụng thanh lọc không khí như nhiều loại cây khác nhưng lại có giá trị dinh dưỡng. Ăn, uống các loại thực phẩm chứa nha đam có thể giúp bạn bổ sung nước, thanh lọc cơ thể, giảm viêm, hỗ trợ tiêu hóa, làm sạch da,….

Nếu không muốn trồng trong phòng ngủ, bạn cũng có thể trồng ở ban công hoặc trước sân nhà.

3. Cây kim tiền

Cây kim tiền có nguồn gốc từ châu Phi, tên khoa học, tiếng Anh là Zamioculcas . Loài cây này có thể sống sót chịu đựng tốt khi sống khi thời tiết khô hạn nhờ vào bộ rễ tích nước và cơ chế CAM. Lá cây óng ánh giúp phản chiếu ánh mặt trời ra bên ngoài. Do đó, trồng cây kim tiền có thể giúp văn phòng, ngôi nhà của bạn bớt chói hơn.

Ngoài ra, cây kim tiền còn nằm trong danh sách các loại cây trong nhà được NASA đánh giá tốt. Tức nó có thể thanh lọc được các loại khí ô nhiễm như khói bụi xe máy, khí benzen, khí bay hơi từ toluen và xylene.

Loài cây này cũng dễ trồng, sống dai, không thu hút côn trùng. Tuy nhiên, bạn nên chọn môi trường sống khắc nghiệt một chút để đảm bảo là cây luôn sử dụng cơ chế CAM (hấp thu CO2 ban đêm để quang hợp ban ngày) để sống sót.

Lưu ý, lá của loài cây này ăn vào sẽ rất độc cho cả người lẫn vật nuôi. Vì thế, bạn cần cân nhắc cẩn thận nếu trong nhà có trẻ nhỏ, vật nuôi.

4. Cây huyết giác Madagascar

Cây huyết giác Madagascar có nguồn gốc từ đảo Madagascar (châu Phi), tên khoa học đầy đủ là Dracaena reflexa var. angustifolia.

Cây huyết giác Madagascar

Cây huyết giác Madagascar

Khi còn cây con, loại cây này không chịu ánh nắng quá chói chang vào giữa trưa. Tuy nhiên, khi đã lớn, loài cây này có thể chịu đựng khá tốt trong môi trường khô hạn, thiếu nước. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh loại cây này có cơ chế CAM để có thể tồn tại trong điều kiện khô hạn.

Cũng theo nghiên cứu của NASA, loài cây này cũng có khả năng thanh lọc một số loại khí ô nhiễm như khói bụi động cơ, khí xylene, khí bay hơi từ chất Trichloroethylene (gọi tắt là TCE, thường có trong chất tẩy, sơn,..).

Ngoài ra, lá cây không có giá trị dinh dưỡng. Bạn nên tránh để xa tầm tay của trẻ nhỏ.

5. Cây Thiết mộc lan

Cây thiết mộc lan

Cây Thiết mộc lan

Cây Thiết mộc lan, với tên khoa học là Dracaena fragrans, là loài cây bản địa tại các khu rừng nhiệt đới tại miền Trung châu Phi. Loài Thiết mộc lan được sử dụng phổ biến làm cây cảnh trong nhà. Cây có thể chịu đựng tốt dưới môi trường khắc nghiệt (thiếu nước, thiếu sáng, lạnh,…).

Một nghiên cứu gần đây còn chỉ ra các họ cây Dracaena còn có cơ chế CAM. Do đó, bạn có thể đặt cây trong phòng ngủ. Tuy nhiên, để an toàn, bạn nên đặt cây Thiết mộc lan ngoài cửa phòng và đảm bảo phòng ngủ luôn trong tình trạng thông thoáng khí.

Vào mùa xuân, cây có thể trổ bông và có mùi. Bạn có thể cân nhắc đưa cây ra ngoài.

Cây cũng thuộc danh sách NASA, có khả năng thanh lọc khói bụi, khí độc từ một số chất bay hơi như xylene, toluene (thường có trong sơn, trong sản xuất công nghiệp).

Có rất nhiều loài cây cảnh có thể trồng trong nhà, nhưng chỉ một số ít có thể đặt trong phòng ngủ. Hy vọng những thông tin trong bài viết hữu ích cho bạn để lựa chọn cho phòng ngủ của mình những loại cây phù hợp và tốt cho sức khỏe.

Xem tiếp