Đặt cọc giấy tay với “chủ hờ”, người mua cần tránh bẫy

20/08/2019

Những căn nhà rao bán có sổ đỏ chính chủ thường được người mua quan tâm hơn vì đó gần như là bằng chứng hợp pháp và chắc chắn nhất thể hiện được quyền sở hữu đối với căn nhà hay thửa đất rao bán. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp người bán không phải chủ sử hữu thực sự nhưng lại cầm sổ đỏ cùng giấy tờ đem đi giao dịch với người mua, đây vốn là giao dịch không hợp pháp mà nếu người mua chẳng may đặt cọc giấy tay với người “chủ hờ” đó thì khả năng bị lừa mất tiền cọc là rất lớn và khó có cơ sở pháp lý để đòi bồi thường thiệt hại.

dat coc giay tay voi chu ho nguoi mua can tranh bay 634fb369b393e

Mất tiền oan khi lỡ đặt cọc cho “chủ hờ”

Giao dịch bất động sản có giá trị rất lớn nên đôi bên thường sẽ làm hợp đồng đặt cọc trước, hợp đồng này có thể viết tay hoặc công chứng tùy thuộc vào sự lựa chọn của đôi bên và điểm này cũng chính là sơ hở về mặt pháp lý khiến nhiều người bị lừa mất tiền.

Trong khi đó, thay vì tìm đến đơn vị trung gian thì nhiều người lại muốn tự thỏa thuận mua bán trực tiếp với nhau để đỡ mất phí môi giới hay phí giao dịch, muốn “kỳ kèo” mặc cả giá rẻ hơn và làm giao dịch nhanh chóng gọn lẹ hơn. Tuy nhiên, điều đó dễ dẫn đến rủi ro nhất là trong trường hợp người “chủ hờ” đứng ra rao bán vốn không phải là “chủ sở hữu” thực sự của căn nhà và cũng không phải là người được ủy quyền để chuyển nhượng. Khi này việc người mua ký kết hợp đồng đặt cọc với “chủ hờ” là không hợp pháp, sẽ trở nên vô hiệu và người mua sẽ bị lừa mất đi khoản tiền đã đặt cọc. Ngoài ra, trường hợp chỉ đặt cọc qua hợp đồng viết tay mà không thông qua công chứng thì hợp đồng đó cũng không có giá trị pháp lý và càng không có cơ sở để khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại.

Để tránh rủi ro khi làm thủ tục đặt cọc

Thủ tục đặt cọc là rất quan trọng trong giao dịch mua bán nhà đất mà để tránh rủi ro thì trước khi ký kết người mua cần kiểm tra thật kỹ các nội dung trên giấy tờ, chú ý đến các điều khoản ràng buộc giữa hai bên như: cần ghi rõ người bán nhận bao nhiêu tiền đặt cọc của người mua, trong trường hợp không giao nhà đất đúng hạn thì sẽ chịu bồi thường như thế nào hay khoảng thời gian bao lâu nếu người mua không đưa đủ số tiền còn lại thì sẽ bị mất tiền đặt cọc. Thêm vào đó, người mua cũng cần kiểm tra thông tin, yêu cầu giấy tờ chứng minh thân phận chủ sở hữu của người bán và khi làm hợp đồng đặt cọc thì cần có người làm chứng để đảm bảo an toàn. Mặt khác, để hạn chế rủi ro cho các bên tham gia thì hợp đồng cũng cần được mang đi công chứng.

Vì tài sản nhà đất có giá trị rất lớn nên nếu chẳng may gặp phải rủi ro trong hợp đồng đặt cọc có thể sẽ khiến người mua chịu thiệt hại đến “trắng tay”. Trong trường hợp bạn không có kinh nghiệm hoặc lo sợ gặp lừa đảo thì nên nhờ đến chuyên gia hay các đơn vị uy tín để được tư vấn thông tin, xác minh giấy tờ và hợp đồng đặt cọc nhằm đảm bảo chúng có giá trị pháp lý giúp người mua tránh được “cạm bẫy” lừa đảo giấy tờ dẫn đến mất tiền oan. Trong trường hợp nếu có xảy ra tranh chấp thì đơn vị trung gian này sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm và đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người mua.

DDI với đội ngũ chuyên gia pháp lý nhiều năm kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ giúp bạn kiểm chứng, xác minh giấy tờ và tư vấn hướng dẫn thực hiện thủ tục đúng luật nhằm đảm bảo giao dịch diễn ra an toàn, bảo vệ quyền lợi cho đôi bên.

Xem tiếp