Hoàn công để làm gì? Thủ tục và hồ sơ hoàn công nhà ở đúng quy trình

22/02/2022

Hoàn công là thủ tục quan trọng trong hoạt động xây dựng công trình nhà ở. Tuy nhiên, hiện nay vẫn nhiều người không biết hoàn công để làm gì? Hồ sơ hoàn công công trình cần chuẩn bị như thế nào? Thủ tục hoàn công ra sao? Hãy cùng DDI giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây!

Hoàn công là thủ tục quan trọng trong hoạt động xây dựng nhà cửa

Hoàn công là thủ tục quan trọng trong hoạt động xây dựng nhà cửa.

Hoàn công để làm gì? 

Hoàn công là thủ tục vô cùng quan trọng. Công trình hoặc nhà không hoàn công sẽ mang đến những rắc rối và phiền hà cho chủ nhà về sau. Dưới đây là một số lý do mà bạn cần hoàn công sớm cho công trình của mình.

  • Hoàn thành thủ tục hoàn công để được cấp Quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình.
  • Hoàn công để được công nhận tài sản gắn liền với đất, thuận tiện cho việc định giá và mua bán dự án, công trình sau này.
  • Khi hoàn công, ta sẽ có bản vẽ đúng với hiện trạng thực tế nhất, qua đó giúp việc sửa chữa, bảo dưỡng nhà sau này diễn ra dễ dàng hơn.
  • Hoàn công giúp chủ nhà tránh được những thiệt hại khi Nhà nước giải tỏa, quy hoạch.
  • Hoàn công công trình giúp việc làm sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và việc đăng ký kinh doanh diễn ra nhanh chóng hơn.

So với việc hoàn công ngay sau khi hoàn thành công trình thì việc làm thủ tục hoàn công chậm trễ sẽ gây không ít trở ngại cũng như khó khăn cho chủ nhà. Bởi quy trình này đòi hỏi giấy tờ liên quan đến hợp đồng xây dựng với nhà thầu.

Hoàn công là thủ tục vô cùng quan trọng

Hoàn công là thủ tục vô cùng quan trọng.

Hồ sơ hoàn công công trình gồm những giấy tờ gì?

Theo Thông tư 05/2015/TT-BXD ban hành ngày 30/10/2015 quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ, hồ sơ hoàn công sẽ bao gồm những giấy tờ sau:

  • Giấy phép xây dựng.
  • Hợp đồng xây dựng giữa chủ nhà và nhà thầu, đơn vị thiết kế, thi công và giám sát thi công xây dựng (nếu có).
  • Báo cáo kết quả xây dựng.
  • Bản vẽ thiết kế thi công công trình.
  • Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định bản vẽ thiết kế thi công công trình.
  • Bản vẽ hoàn công (trường hợp việc thi công có sai sót hoặc khác biệt so với thiết kế bản vẽ ban đầu).
  • Báo cáo kết quả kiểm định hoặc thí nghiệm (nếu có).
  • Văn bản thỏa thuận và xác nhận của các cơ quan, tổ chức Nhà nước có thẩm quyền về an toàn phòng cháy chữa cháy; an toàn thang máy.
Những giấy tờ cần chuẩn bị trong hồ sơ hoàn công công trình

Những giấy tờ cần chuẩn bị trong hồ sơ hoàn công công trình.

Thủ tục hoàn công nhà như thế nào? 

Theo quy định mới nhất của pháp luật, thủ tục hoàn công không có quá nhiều khác biệt so với trước kia. Cụ thể, để xin giấy hoàn công công trình, bạn cần thực hiện theo các bước đây đây:

Bước 1: Nộp đơn đề nghị hoàn công

Sau khi hoàn thiện công trình, chủ sở hữu cần đến trực tiếp UBND cấp huyện hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi thi công để gửi giấy đề nghị hoàn công. Nếu hồ sơ hoàn công công trình có đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu sẽ được tiếp nhận và kiểm tra ngay. Nếu thiếu một số chứng từ sẽ được yêu cầu bổ sung trước khi chuyển sang bước tiếp theo.

Bước 2: Nghiệm thu công trình

Sau khi tiếp nhận giấy đề nghị của cá nhân, tổ chức, phía cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ đến hiện trường công trình để kiểm tra theo ngày đã hẹn trước. Lúc này, tất cả các bên liên quan đến công trình đều phải có mặt để cùng đo đạc, đối chiếu giữa công trình thực tế và bản vẽ. Nếu không có vấn đề gì phát sinh thì cơ quan chức năng sẽ ký vào biên bản kiểm tra cho chủ nhà.

Tuy nhiên đây chỉ là quy định cũ. Để giảm bớt thời gian cho đôi bên, quy định mới chỉ yêu cầu các cá nhân, chủ sở hữu, chủ đầu tư hay các đơn vị liên quan tự tiến hành kiểm tra trực tiếp và hoàn thành bản nghiệm thu công trình xây dựng. Các bên liên quan cùng ký vào biên bản này để đảm bảo trách nhiệm liên đới. Sau đó, cá nhân đề nghị hoàn công sẽ mang biên bản nghiệm thu cùng một số giấy tờ liên quan đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để đề nghị hoàn công.

Thủ tục hoàn công không quá phức tạp

Thủ tục hoàn công không quá phức tạp.

Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính

Sau khi nộp giấy đề nghị hoàn công, cá nhân đề nghị phải đóng lệ phí tại cơ quan thuế theo quy định của Nhà nước. Chi phí hoàn công thường dao động trong khoảng từ 15 – 30 triệu đồng (đối với lệ phí trước bạ và lệ phí bản vẽ). Trong đó, lệ phí trước bạ chiếm 1% tổng giá trị của căn nhà. Còn lệ phí lập bản vẽ rơi vào khoảng 10.000 – 15.000 đồng/m2 sàn xây dựng tùy theo từng đơn vị thực hiện.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính, người sở hữu công trình sẽ phải nộp biên bản đóng thuế cho UBND cấp huyện nơi công trình thi công. Kết thúc quá trình, người sở hữu công trình sẽ nhận được giấy chứng nhận hoàn công công trình nhà ở từ cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Thời gian để hoàn tất thủ tục này là khoảng 7 ngày. Giai đoạn xem xét tính hợp lệ của hồ sơ sẽ kéo dài từ 3 tuần đến 1 tháng tùy theo từng địa phương.

Trách nhiệm của các bên trong thủ tục hoàn công

Chủ đầu tư, đơn vị tiến hành thi công, đơn vị thiết kế, đơn vị tư vấn và giám sát xây dựng là những đơn vị tham gia xác nhận hoàn thiện công trình. Mỗi bên đều có trách nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận trong quá trình thi công và bàn giao công trình. Cụ thể như sau:

  • Chủ đầu tư: Lập hồ sơ, nghiệm thu và chịu trách nhiệm về chất lượng công trình xây dựng. Đảm bảo việc ký kết trong biên bản, giấy tờ nghiệm thu.
  • Đơn vị thi công: Đây cũng là đơn vị chịu trách nhiệm về chất lượng công trình. Tham gia thực hiện đầy đủ nghĩa vụ như hợp đồng đã lập và ký kết nghiệm thu hoàn công.
  • Đơn vị thiết kế: Tham gia nghiệm thu công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư. Đồng thời lập lại bản vẽ theo đúng thực tế (trong trường hợp công trình có thay đổi so với cấp phép ban đầu).
  • Đơn vị tư vấn và giám sát xây dựng: Tham gia kiểm tra và ký xác nhận bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.
Trách nhiệm của các đơn vị trong thủ tục hoàn công 

Trách nhiệm của các đơn vị trong thủ tục hoàn công .

Trên đây là toàn bộ thông tin về hoàn công công trình mà DDI đã tổng hợp và gửi đến bạn. Hy vọng qua những chia sẻ trong bài viết trên, bạn đã biết hoàn công để làm gì, thủ tục và hồ sơ hoàn công công trình cần chuẩn bị ra sao. Qua đó có những chuẩn bị tốt nhất khi thực hiện quy trình hoàn công cho công trình bất động sản của mình.

Xem tiếp