[Market Watch] T11: Cách tránh bẫy rủi ro mua, bán nhà đất

20/08/2019

Dù là bên bán hay bên mua, nhưng là một người có nhu cầu giao dịch bất động sản thật bạn luôn luôn nằm trong nhóm gặp nguy cơ bị lừa hoặc bị làm phiền trong thời đại mọi vấn đề đều có thể công khai và làm giả. Nếu đang có ý định mua bán nhà đất, bạn nên tham khảo một vài cảnh báo của chuyên gia pháp lý DDI trước khi quyết định.

Đối với người mua

Trong quá trình hỗ trợ khách hàng các thủ tục mua bán giao dịch nhà phố, DDI nhận thấy các rủi ro mua – bán thường xuất phát từ tính pháp lý của Bất động sản hay giao dịch, người mua thường dễ bị lừa mua những bất động sản còn chanh chấp, giấy tờ chưa hợp lệ, Hợp đồng mua bán không giá trị,… Có 5 điểm cần tuyệt đối chú ý:

1. Khi mua nhà với người được ủy quyền, để tránh bị rắc rối với quan hệ nợ nần mà bên bán – bên ủy quyền che đậy bằng Hợp đồng ủy quyền, người mua nên tìm hiểu cặn kẽ căn nhà, gặp gỡ người ủy quyền để có được cơ sở chúng thực về Hợp đồng ủy quyền là minh bạch.

2. Để tránh mua nhà không có thực hoặc không phải của người bán, người mua cần tham khảo thông tin nhà tại các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Người mua cũng cần tìm hiểu kỹ thông tin về chủ nhà qua hàng xóm hoặc cảnh sát khu vực.

3. Để không mắc nạn với giấy tờ giả, tài sản bị kê biên để thi hành án hay đang thế chấp, bảo lãnh hoặc vướng quy hoạch, người mua nên yêu cầu bên bán cho xem bản chính giấy đỏ, giấy hồng và xin bản phôtô. Sau đó, người mua có thể mang bản phôtô đến văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, UBND cấp phường tham khảo.

4. Nhằm hạn chế việc tranh chấp, đối với nhà có đồng sở hữu thì người mua phải yêu cầu tất cả các chủ sở hữu làm văn bản đồng ý bán.

5. Muốn không bị rắc rối với chuyện tiền nong, người mua cần lập vi bằng khi trả tiền hoặc chuyển trả tiền qua tài khoản phong tỏa của ngân hàng, hạn chế tối đa việc thanh toán trực tiếp với nhau. Có thể trả tiền nhiều lần và chỉ giao đủ tiền sau khi được giao nhà và nhận được đủ 02 loại giấy đỏ, giấy hồng.

Những cạm bẫy rủi ro dễ dàng xảy ra khi bạn không có kinh nghiệm trong giao dịch mua bán nhà đất

Những cạm bẫy rủi ro dễ dàng xảy ra khi bạn không có kinh nghiệm trong giao dịch mua bán nhà đất

Đối với người bán

Trong giao dịch chung, người bán là người ít gặp phải rủi ro nhất, họ không phải lo lắng quá nhiều thủ tục ngoài việc ký kết hợp đồng hoặc giấy tờ chuyển giao quyên sở hữu hà và sử dụng đất. Có ít nhất 02 lưu ý dành cho người bán để tránh khỏi những rủi ro trong giao dịch:

1. Người bán nên nhận khoảng 80% giá trị giao dịch trước hoặc ngay khi ký Hợp đồng mua bán nhà, đất và bàn giao nhà. Hợp đồng mua bán nhà, đất có thể ghi mức phạt nếu bên mua chậm trả số tiền còn lại.

2. Ràng buộc nghĩa vụ thanh toán của người mua bằng cách buộc họ mở tài khoản ở ngân hàng. Sau khi người mua sang tên xong thì người bán có thể yêu cầu ngân hàng cho nhận số tiền còn lại ở tài khoản đó.

Ngoài những bẫy rủi ro thường gặp, người bán – mua còn gặp phải những phiền toái về thời gian giao dịch, không thể tiếp cận được khách mua thuê hiệu quả nên mất đi cơ hội giá tốt, bị làm phiên bởi nhiều có đất, … Tuy nhiên, những tổn thất về tài chính liên quan đến khoản cọc chính là lý do khiến nhiều người ngại mua bán bất động sản.

Hiện nay trên thị trường, cũng đã có các gói dịch vụ về thanh toán trung gian giúp đảm bảo khoản tiền thanh toán cho bên bán, bên mua. Tuy nhiên, hầu hết dịch vụ chỉ được các khách hàng có giao dịch giá trị cao, hoặc khách mua nước ngoài sử dụng. Còn với những giao dịch mua bán nhà đất vài tỷ, nhiều khách hàng đều không tiến hành đăng ký dịch vụ đảm bảo trung gian thanh toán do “ngại” phải mất thêm chi phí dịch vụ và phí luật sư tư vấn.

Nhưng tại DDI với tất cả các giao dịch nhà phố, khách hàng đều được DDI hỗ trợ gói thanh toán trung gian và luật sư tư vấn. Hình thức thanh toán trung gian của DDI là một khâu trong quy trình mua – bán nhà khép kín, có nghĩa là với mỗi khách có nhu cầu mua – bán nhà, ngoài việc tìm kiếm sản phẩm/ khách hàng, đảm bảo giao dịch xuyên suốt cho đến khâu chuyển giao thành công quyền sở hữu, DDI còn hỗ trợ quản lý mọi thủ tục phát sinh trong quá trình mua bán bao gồm cả việc bảo đảm các khoản cọc thanh toán, để giảm thiểu rủi ro và thời gian giao dịch.
Hiện nay, DDI đã và đang nhận được sự hỗ trợ và hợp tác với các Ngân hàng uy tín như Vietcombank, ACB, Sacombank để cung cấp các dịch vụ thanh toán trung gian cho khách hàng có nhu cầu.

Xem tiếp