[Market Watch] T11: Nghề môi giới “Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc giấy”

20/08/2019

Là câu chuyện chia sẻ của rất nhiều đối tác môi giới DDI khi mới bước chân vào nghề. Từ chuyện bị khách mua lừa cọc đến chuyện đồng nghiệp cướp khách, ngậm bồ hòn làm ngọt vì không biết phải tìm ai để đòi công bằng.

Không phải lúc nào làm người tử tế cũng được may mắn, là câu kết cho phần chia sẻ đặc biệt của anh Hùng môi giới quận 3 với 8 năm kinh nghiệm trong nghề.

Ngậm ngùi nhớ lại quãng thời gian đầu bước chân vào nghề, anh Hùng nói: “Thời mới bước chân vào nghề, tôi đi khắp các con đường, ngõ hẻm tìm hàng ngon, hàng đẹp để giới thiệu khách. Vì là người mới, nên hầu như tôi không từ chối bất kỳ nhu cầu nào của khách hàng từ tìm mua nhà, bán nhà, thuê nhà, mặt bằng, thậm chí là phòng trọ,…  và đối với khách nào mình cũng “thật tâm háo hức”. Nhớ lại lúc mới vào nghề 3 tháng, tôi có khách tìm thuê mặt bằng giá 2000USD/tháng, nhiệt tình tìm kiếm và dẫn khách ròng rã 1 tuần, cuối cùng cũng được vị trí khách tạm ưng ý. Tưởng là sớm có tin vui ai ngờ đùng cái anh khách thuê nói không còn nhu cầu nữa, chẳng biết phải làm sao, nhưng tiếc hàng ngon nên tôi liên hệ ngược lại với khách cho thuê để thương lượng giữ hàng. Tuy nhiên, khi liên hệ với khách cho thuê thì được báo nhà đã có người thuê rồi, mà người thuê không ai khác chính là em của người tôi từng dẫn đi. Chuyện như vậy không còn xa lạ với anh em trong nghề, nhưng nói thật với tôi một người lúc đó mới bước chân vô nghề nhận ấm ức “bồ hòn” cảm giác nghề này sao mà “chát” thế! Biết là bị “cắt cò” nhưng vì làm đơn lẻ, “thân cô thế cô” nên đành phải chấp nhận.

nghe-moi-gioi-di-voi-mac-ao-ca-sa-di-voi-ma-mac-giay

Khách mà chơi bẩn, mình cũng phải bẩn theo, là chia sẻ của anh Tuấn môi giới quận Bình Thạnh. Trước khi trở thành môi giới nhà đất chuyên nghiệp, anh Tuấn là một Võ sư, duyên phận với nghề theo như anh chia sẻ: “chắc có lẽ là nghề chọn người, chứ tôi con nhà võ, trước giờ chỉ quen đấm đá đụng chân đụng tay chứ không quen mồm mép, vậy mà chẳng biết do duyên hay sao mà cũng giới thiệu bán thành công 2-3 căn nhà, từ đó tôi có nhiều hứng thú và thường xuyên có chủ nhà kí gửi giới thiệu”. Trong quá trình hơn 10 năm hoạt động trong nghề, anh Tuấn còn nhớ như in cái “nghịch cảnh môi giới lần đầu” vừa hài vừa sợ.

Lần đó, tôi được chủ nhà ở phường 28, Bình Thạnh kí gửi một căn nhà vườn với diện tích khá rộng và mức phí hoa hồng được chủ nhà đưa ra 1,5% của 5 tỷ nên tôi rất hào hứng giới thiệu nhà. Ngày ấy, khi muốn rao bán nhà, đa phần các môi giới thường đăng báo rao vặt với chi phí khoảng 120 ngàn cho 3 kỳ liên tiếp, ngoài tận dụng các mối quan hệ khi còn làm võ sư, tôi cũng tập tành đăng báo và nhận dẫn khách đến xem nhà. Sau gần 1 tháng ngược xuôi, cuối cùng cũng có khách đến thương lượng. Vì chủ nhà cũng đang cần tiền gấp nên sau 3-4 vòng thương lượng giá bán, căn nhà cũng được chốt 4,2 tỷ… Tôi như mở cờ trong bụng, phần vì mới vào nghề mà đã thuận lợi, phần vì số hoa hồng lớn. Ngày đặt cọc, tôi hớn hở hứa cuối tuần sẽ dẫn bà xã đi Vũng Tàu nghỉ mát, vì nhẩm tính cũng được hơn 60 triệu đồng.

Nhưng chuyện như đùa, sau khi đặt cọc xong, đợi khách về, tôi chờ người bán gửi hoa hồng thì được chủ nhà “quăng” cho 5 triệu như kiểu bố thí “Khách thì đầy người dẫn tới, Tôi đưa chú 5 triệu là nghĩ đến công chú đã quảng cáo dùm thôi, chứ tôi đã nói bán 5 tỷ thì mới trả tiền cò 1,5%, giờ nhà bán được có 4,2 tỷ sao tôi trả tiền cò cao được. Còn chưa chắc mấy người có “làm giá” nhà tôi không nữa à…”

Đôi co hơn 1 tiếng đồng hồ không có kết quả, tôi đành hậm hực đi về do mình cũng không có bằng chứng gì để buộc chủ nhà đưa tiền như đã hứa. Đem câu chuyện bị “quỵt cò” kể cho anh em trong hội nghe, thì được họ bày cho mấy cách “giang hồ” để trả đũa chủ nhà. Nói thật, tôi cũng là người tử tế, nhưng đến bước này thì quá ức, không chịu được, mỗi ngày tôi đều đến nhà người khách hàng ném đá. Nghe kỳ khôi, nhưng đúng là dòng dã suốt một tuần “chơi bẩn” tôi cũng được khách trả lại đúng số tiền hoa hồng như ban đầu đã hứa.

Chuyện của tôi chỉ là ăn hên, bởi khách không kiện, khách cũng chịu nhượng bộ,… chứ kiểu hoạt động môi giới đơn lẻ như ở Việt Nam việc chịu thua thiệt mất hoa hồng là điều phải chấp nhận.

“Sông sâu biển thẳm dễ dò, nào ai lấy thước mà đo lòng người” là chia sẻ của anh Hải môi giới quận 1. Với anh Hải, môi giới mà muốn chia sẻ hàng với nhau thì phải là kiểu “biết cả tông cả rễ”.

Không phải là đùa bởi vì theo anh, bởi anh Hải từng có một trải nghiệm “đắng lòng” với người “đồng nghiệp khuôn mặt thật thà”. Anh hỏi nói “ Năm 2012, khi mới bước vào nghề, nhờ có mối quan hệ, tôi lấy được nhu cầu cần thuê mặt bằng kinh doanh tại quận 1 của khách hàng nước ngoài với giá 64 tỷ, 1% phí hoa hồng. Do mới vô nghề, lại chưa rành thị trường nên tôi phải nhờ bạn bè giới thiệu môi giới để làm cùng “kèo ngọt”. Qua giới thiệu tôi biết A, một môi giới trẻ trong nghề nhưng nhiệt tình và gặp A thì rất hài lòng vì theo nhìn nhận ban đầu, A rất nhiệt tình, thật thà và hiền lành. Qua vài lần gặp gỡ cà phê, hai anh em đều hợp nhau và đồng thuận trong việc tìm nhà và chốt khách. Vì vậy, sau đó giao dịch diễn ra rất thuận lợi, tiền hoa hồng thương thảo thuê đều diễn ra suôn sẻ. Nhưng sau khi ký hợp đồng, một thời gian tôi không nhận được một nửa tiền hoa hồng như đã thỏa thuận, lúc đầu gọi A còn nói bận này kia chưa chuyển được, tôi nghĩ anh em nên thông cảm, nhưng dần dần thấy khó liên lạc, tôi cuống cuồng tìm đến nơi A ở, cũng không thấy đâu, điện thoại thì không liên lạc được. Lúc này tôi mới biết mình vừa bị “cướp cò”. Ức đến tận cổ, nhưng cũng đành ngậm ngùi mà rút làm bài học đau thương.

Những câu chuyện chia sẻ các các anh môi giới trên chỉ là một trong số rất nhiều câu chuyện được nghe thường xuyên trong nghề môi giới. Việc bị “cướp cò”, “lật kèo” là chuyện xảy ra như cơm bữa ở Việt Nam, khi mà nghề môi giới còn tự do và chưa được chuyên nghiệp hóa trong tổ chức.

Tại các nước Châu Âu, khi ngành môi giới bất động sản trở thành ngành nghề hoạt động theo luật định và có những ràng buộc giữa khách hàng – môi giới, giữa môi giới – môi giới thì quyền lợi giữa các bên tham gia giao dịch luôn được đảm bảo. Những ràng buộc này được đảm bảo dưới một thỏa thuận được gọi là “độc quyền”. Thỏa thuận độc quyền này cho phép bạn – môi giới đầu tiên tiếp cận với sản phẩm được quyền đại diện cho khách hàng thực hiện các hoạt động quảng cáo, tìm kiếm khách mua/ thuê, thương thảo đàm phán mua bán, và có nghĩa vụ hoàn thiện hồ sơ pháp lý cho sản phẩm, nhưng đồng thời cũng buộc chủ nhà phải thực hiện nghĩa vụ chi trả hoa hồng theo đúng cam kết và các môi giới khác khi tham gia vào giao dịch cũng phải trả phí cho công sức đầu tư cho sản phẩm trước đó của bạn.

Thỏa thuận độc quyền hiện cũng đang là một chiến dịch DDI thực hiện để dành riêng cho những môi giới hoạt động tích cực trong cộng đồng DDI. Với mỗi bất động sản được gắn tem độc quyền DDI, là môi giới đối tác DDI thực hiện thành công giao dịch với bất động sản này bạn được hưởng 40% hoa hồng trên tổng mức hoa hồng chủ nhà chi trả cho DDI và được DDI bảo vệ quyền lợi trong suốt quá trình diễn ra giao dịch.

Về phía khách hàng, với việc xây dựng cộng đồng môi giới, chuyên nghiệp hóa hoạt động ngành nghề, DDI mong muốn giúp những khách hàng có nhu cầu mua/bán/thuê/cho thuê bất động sản có giao dịch thuận lợi được một tổ chức, công ty chuyên nghiệp đứng ra chịu trách nhiệm đảm bảo giao dịch An Toàn – Minh Bạch – Hiệu quả.

Xem tiếp