Mua nhà cũ cần chú ý gì để an toàn và có giá hời nhất?

22/08/2019

Sẵn ở luôn, không phải mất công sức và thời gian xây nhà, chi phí thấp hơn… là những ưu điểm khiến nhiều người chọn mua nhà cũ thay vì mua đất xây nhà.

Tuy nhiên, mua nhà cũ cũng có thể chứa nhiều rủi ro nếu bạn không cẩn thận. Các rủi ro mà bạn có thể gặp phải: nhà đang bị tranh chấp hoặc nằm trong khu quy hoạch mà bạn không biết, thực tế nhà xuống cấp hơn bề ngoài và tiền sửa chữa phát sinh quá nhiều, nhà có giá chênh cao hơn nhiều so với khu vực và chất lượng thật sự… Do vậy, bạn cần những bí quyết sau để có thể mua nhà cũ chất lượng tốt, đúng giá, thậm chí “hời” hơn so với số tiền phải bỏ ra.

6 yếu tố bắt buộc cần xem xét trước khi mua nhà cũ

Khi mua nhà cũ, bạn cần xét xét trước 6 yếu tố, bao gồm: Vị trí, hình dáng khu đất, tính pháp lý, tình hình giao thông, an ninh khu vực, dân cư và môi trường sống xung quanh. Cụ thể:

  • Vị trí: Yếu tố quan trọng nhất đối với bất cứ bất động sản nào. Bạn nên nhớ, nhà cũ quá thì bạn có thể xây lại nhà nhưng bạn không thể thay đổi vị trí của căn nhà đó. Chính vì thế, bạn nên xem xét kỹ về vị trí của ngôi nhà (chúng có gần đường lớn không, nếu trong hẻm thì hẻm thông hay hẻm cụt, có gần các cơ sở hành chính, bệnh viện, trường học, trung tâm giải trí… mà bạn cần không, chúng có hướng nào – hướng đó có hợp với bạn không…).
Hình minh họa

Hình minh họa

  • Hình dáng khu đất: Vì bạn mua nhà cũ, nghĩa là đã có nhà hiện hữu trên khu đất nên bạn có thể bị quên vấn đề này. Bạn nên xem xét khu đất có vuông vắn không, có nở hậu không (hay bị thóp hậu), địa thế khu đất có tốt không…
  • Tính pháp lý: Đây là yếu tố rất quan trọng vì nếu không chú ý, bạn có thể bị vướng vào một cuộc tranh chấp, kiện tụng hoặc mất số tiền đặt cọc nếu phát sinh vấn đề và bạn muốn dừng cuộc giao dịch giữa chừng. Theo đó, bạn nên kiểm tra về tính hợp pháp của ngôi nhà (như sổ hồng, người bán là người đứng tên trên giấy tờ sở hữu nhà), ngôi nhà có đang bị tranh chấp, cầm cố hay bị ngăn chặn giao dịch không, có nằm trong khu vực bị giải tỏa không…
  • Tình hình giao thông: Bạn nên kiểm tra các tuyến đường xung quanh ngôi nhà xem chúng có thường xuyên bị kẹt xe không, có hay xảy ra tai nạn giao thông không, có phải là cung đường “đen” về đua xe, phóng nhanh vượt ẩu không…
  • An ninh khu vực: Bạn nên tìm hiểu để biết khu vực đó có thường xuyên xảy ra tình trạng trộm cắp, cướp giật, có là nơi tụ tập của những người nghiện ma túy, cờ bạc… không. Nếu khu vực đó không hay xảy ra tệ nạn, thường xuyên có công an tuần tra, có trang bị camera… thì sẽ là những điểm cộng đáng kể khi chọn mua nhà cũ này.
  • Dân cư và môi trường sống: Hãy tìm hiểu những người hàng xóm tương lai và phong cách sống của họ. Họ chính là môi trường sống sau này của bạn, vì thế hãy chắc chắn đây là môi trường sống tốt, ảnh hưởng tích cực đến bạn và những người thân trong gia đình bạn.

Kiểm tra thực tế ngôi nhà, so sánh với bản vẽ sơ đồ nhà đất

Đây là vấn đề mà nhiều người thường bỏ qua khi mua nhà cũ, do họ chỉ tập trung tìm hiểu về tính pháp lý của căn nhà. Thực tế, có những ngôi nhà được xây dựng không giống với sơ đồ trong sổ hồng. Lời khuyên của các chuyên gia là, tốt nhất bạn nên nhớ mang theo thước dây để đo lại kích thước ngôi nhà, đối chiếu với thông tin có trong sổ và nhớ hỏi rõ chủ nhà khi bạn có bất cứ thắc mắc nào.

Tìm hiểu thông tin về các đời chủ trước

Đây là một lưu ý khi mua nhà cũ mà bạn phải nhớ. Những thông tin về các đời chủ trước mà bạn cần tìm hiểu là lý do họ chuyển đi, gia đình họ có xảy ra các rủi ro bất trắc nào trong quá trình sinh sống tại đây không… Ví dụ, nếu chủ cũ của ngôi nhà đó mới được thăng chức hoặc kinh doanh buôn bán thuận lợi và chuyển đến ngôi nhà mới khang trang hơn, nghĩa là nó tốt và thuận lợi về mặt phong thủy, mang lại cho người chủ cũ những năng lượng tích cực và tài lộc. Tất nhiên những điều này chỉ mang ý nghĩa tương đối nhưng bạn vẫn nên xem xét và chú ý khi mua nhà cũ để tránh rủi ro.

Kiểm tra chất lượng xây dựng, tỉnh táo với những phần mới được tân trang

Để dễ bán và bán được giá, chủ nhà thường tiến hành sửa sang, tân trang lại nhà. Vì thế, để tránh mua nhà cũ có chất lượng kém, bạn nên xem xét chất lượng xây dựng và quan sát kỹ những phần mới được tân trang. Ví dụ, việc sơn mới lại nhà giúp nó có diện mạo đẹp, sáng hơn nhưng cũng có thể che giấu các vết nứt nhỏ, vết ẩm mốc do bị thấm nước… Vì thế, bạn hãy tỉnh táo để nhận ra chúng vì nếu không, bạn sẽ phải mất một khoản đáng kể cho việc sửa chữa.

Xem nhà vào nhiều thời điểm khác nhau

Nếu bạn mua nhà cũ TPHCM, điều này rất cần thiết, vì có rất nhiều yếu tố bạn không thể biết nếu chỉ xem nhà một lần. Chẳng hạn, bạn cần xem nhà vào cả ngày mưa và ngày nắng để kiểm tra tình trạng ngập lụt của nhà và hẻm, khả năng chống thấm của nhà… lẫn tình trạng hắt nắng. Hoặc bạn nên xem nhà vào các ngày khác nhau trong tuần, các buổi khác nhau trong ngày (sáng, chiều, tối) để xem có bất thường gì trong nhà hoặc trong khu vực đó không.

Định giá chính xác ngôi nhà vào thời điểm mua

mua nha cu can chu y gi de an toan va co gia hoi nhat 634d1568898a8

Khi mua nhà cũ, ngoài việc thẩm định pháp lý để chắc chắn về tính an toàn khi giao dịch, bạn còn nên thẩm định giá nhà cũ để tránh rủi ro bị mua “hớ”, phải trả cao hơn so với giá trị thật của ngôi nhà. Tuy nhiên, thẩm định giá nhà không phải là việc dễ dàng, vì bạn phải căn cứ vào thực tế giá đất trong khu vực vào đúng thời điểm đó và thực trạng nhà ở hiện hữu. Bạn cần biết rằng, ở cùng một con đường nhưng giá đất có thể có sự chênh lệch lớn và giá còn biến động từng tháng, thậm chí từng ngày. Do đó, bạn nên để đơn vị chuyên nghiệp như DDI hỗ trợ bạn thay vì tự định giá và chấp nhận rủi ro.

 

Xem tiếp