Nên vay ngân hàng trong thời gian bao lâu? 

30/10/2020

Một trong những lưu ý quan trọng khi tính đến chuyện vay vốn ngân hàng để mua nhà, mua xe hay đầu tư kinh doanh, đó là chính là nên vay tiền trong thời hạn bao lâu để phù hợp với kế hoạch tài chính cá nhân? và tối thiểu hóa mạo hiểm khi đi vay?

Bài viết từ chuyên gia tài chính DDI sẽ có những thông tin hữu ích giúp bạn dễ dàng chọn cho mình những gói vay phù hợp với từng nhu cầu.

Thời gian cho vay tại ngân hàng hiện quy định ra sao? 

Thời gian cho vay là khoảng thời gian tính từ thời điểm khách hàng và ngân hàng ký trên hợp đồng tín dụng cho đến khi khách hàng trả hết nợ cho khoản vay hoặc đến khi hết thời hạn quy ước trên hợp đồng tín dụng.

Thời gian cho vay tối đa là bao nhiêu mỗi khi vay ngân hàng? Hiện nay, thời gian cho vay tối đa do ngân hàng đưa ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục đích vay, kế hoạch tài chính, độ tuổi của từng khách hàng.

Phân loại thời gian cho vay theo “Mục đích vay” của Khách hàng:

  • Vay bổ sung vốn kinh doanh: Ngân hàng cho vay ngắn hạn trong khoảng thời gian vay tối đa dưới 12 tháng.
  • Vay mua xe ô tô, vay mua sắm tài sản cố đinh (máy móc, thiết bị, xe tải): Khoảng thời gian vay tối đa từ 5 – dưới 10 năm.
  • Vay mua nhà, đất, căn hộ chung cư, xây dựng sửa chữa nhà: Khoảng thời gian vay tối đa từ 10 – 35 năm.

Phân loại thời gian cho vay theo “Độ tuổi” của khách hàng:

Thời gian cho vay tối đa theo “Độ tuổi” của khách hàng  = Độ tuổi cho vay tối đa do Ngân hàng quy định – Tuổi hiện tại của Khách hàng.

Ví dụ: Ngân hàng VCB quy định độ tuổi tối đa cho Khách hàng vay mua nhà là 75 tuổi, anh A năm nay 60 tuổi muốn vay mua nhà tại VCB thì thời gian tối đa Khách hàng có thể vay mua nhà sẽ là 15 năm.

nen vay ngan hang trong thoi gian bao lau 634cd27c7cbb7

Chọn gói vay mua nhà trong thời gian bao lâu là câu hỏi khiến không ít người băn khoăn. Ảnh minh họa

Phân loại theo tài chính của khách hàng:

Tài chính của Khách hàng là thu nhập do chính khách hàng kê khai và được ngân hàng xác định. Bao gồm các nguồn thu nhập từ lương đi làm hàng tháng, thu nhập từ việc cho thuê nhà/ xe ô tô, thu nhập từ việc tự kinh doanh.

Thu nhập do Khách hàng tạo ra sẽ được Ngân hàng tính là tổng thu nhập của cả 2 vợ chồng. Khách hàng và người đồng vay có mối quan hệ ruột thịt từ 1 thế hệ trở lại, hoặc là thu nhập đơn lẻ của Khách hàng nếu Khách hàng đang ở tình trạng độc thân.

Hiện tại để tính ra thời gian vay tối đa hợp lý theo kế hoạch tài chính của từng khách hàng thì ngân hàng đưa ra quy định cụ thể và riêng biệt tại từng Ngân hàng như sau:

* Ở Khối Ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng TMCP tư nhân:

Họ quy định tỷ lệ tổng số tiền trả nợ hàng tháng bao gồm cả gốc, lãi khoản vay, dựa trên tổng thu nhập hàng tháng khách hàng, đó là 1 tỷ lệ tối đa giao động từ: 50-70%.

Ví dụ: Anh B có tổng thu nhập là 50 triệu đồng hàng tháng thì số tiền trả nợ tối đa khách hàng được phép bao gồm cả gốc lãi hàng tháng của khách hàng giao động tối đa từ 25 triệu động – 35 triệu đồng.

Sau khi tính toán được số tiền trả nợ tối đa thì đây sẽ là căn cứ mà ngân hàng sẽ tính toán thời gian cho vay tối thiểu hay tối đa.

Bằng cách tính dựa trên số tiền vay của Khách hàng theo bảng tính tham khảo dưới đây, ngân hàng sẽ cho khách hàng vay mức phù hợp tương ứng:

Stt Số tiền vay
(Đvt: triệu đồng)
Số tiền trả nợ hàng tháng
(Đvt: triệu đồng)
Thời gian vay tối thiểu
(Đvt : tháng)
Thời gian vay tối đa
(Đvt: tháng)
1 500 25 20 240
2 1000 25 40 240
3 1500 25 60 240
4 2000 25 80 240
5 2500 25 100 240
6 3000 25 120 240
7 3500 25 140 240
8 4000 25 160 240
9 4500 25 180 240
10 5000 25 200 240
11 5500 25 220 240
12 6000 25 240 240

* Ở những Ngân hàng còn lại: Họ tính toán thời gian cho vay của từng Khách hàng (KH) dựa trên 1 Bài toán tài chính như sau :

Thu nhập dùng để trả nợ = Tổng thu nhập KH – Chi phí sinh hoạt tối thiểu của KH – Chi phí trả nợ cho các khoản vay khác (Vay thế chấp, Vay tín chấp hoặc Thẻ tín dụng) 

Trong đó, chi phí sinh hoạt tối thiểu của khách hàng được ngân hàng quy định mức tối thiểu đối với người vay chính là 7 triệu đồng/tháng, Người đồng vay là 5 triệu đồng/tháng, Con cái KH là 3 triệu đồng/tháng/người.

Ví dụ: Vợ chồng anh chị C có tổng thu nhập là 50 triệu đồng/tháng, đang có vay trả góp mua nội thất hàng tháng tại Ngân hàng ACB là 10 triệu đồng/tháng và có 2 người con trai thì thu nhập tối đa dùng để trả nợ cho Ngân hàng sẽ là : 50 – 10 – 18 = 22 triệu đồng.

Bảng tính thời gian cho vay tối thiểu – tối đa phù hợp kế hoạch tài chính khách hàng:

Stt Số tiền vay
(Đvt: triệu đồng)
Số tiền trả nợ hàng tháng
(Đvt: triệu đồng)
Thời gian vay tối thiểu
(Đvt : tháng)
Thời gian vay tối đa
(Đvt: tháng)
1 500 22 23 240
2 1000 22 45 240
3 1500 22 68 240
4 2000 22 91 240
5 2500 22 114 240
6 3000 22 136 240
7 3500 22 159 240
8 4000 22 182 240
9 4500 22 205 240
10 5000 22 227 240

Vậy đâu là giải pháp chọn lựa thời gian vay tối ưu dành cho khách hàng?

Chúng ta cùng nhìn lại bảng tính ở phần 1 thì Khách hàng chọn thời gian vay càng ngắn thì cũng chỉ tương ứng số tiền vay càng thấp và thời gian trả gốc lãi Ngân hàng càng ít.

Tuy nhiên hiện nay, các Khách hàng đều chọn những gói vay ưu đãi trong khoảng thời gian tối thiểu từ 1-3 năm, vì vậy, việc vay quá ngắn thì KH sẽ không đủ điều kiện về thời gian vay để hưởng các Gói ưu đãi này.

Vì vậy, theo kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn về Tài chính thì Khách hàng sẽ không có bất kỳ mạo hiểm nào khi chọn thời gian vay dài nhất có thể theo quy định của Ngân hàng. Và khách hàng vẫn có thể trả nợ cho Ngân hàng trước hạn bất kỳ lúc nào, sau thời gian được Ngân hàng miễn phí phạt trả nợ trước hạn. Đó sẽ là cách chọn tối ưu nhất về mặt thời gian cho vay.

Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi ở mới và mong muốn có ưu đãi vay tối đa. Hãy tham khảo bộ sưu tập nhà phố chất lượng thật DDI – đã được khảo sát và tuyển chọn kỹ lưỡng bởi chuyên gia DDI với nhiều gói vay phù hợp nhu cầu của khách hàng, xét duyệt dễ dàng. Giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn ngôi nhà tối ưu.

 

Xem tiếp