Nhà ở công vụ là gì? Đối tượng, điều kiện được thuê nhà ở công vụ

04/08/2021

Để hỗ trợ công chức có chỗ ở để công tác, làm việc tốt hơn, một số ngôi nhà, căn hộ đã được xây dựng làm nhà công vụ. Vậy nhà ở công vụ là gì? Có phải cứ là công chức mới được thuê ở nhà công vụ? Quy trình, thủ tục thuê nhà công vụ như thế nào là đúng luật?

Nhà ở công vụ là gì?

nha-o-cong-vu-la-gi

Nhà ở công vụ của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Theo tên gọi, nhà ở công vụ (Official residence) là loại hình nhà ở được xây dựng trên nguồn quỹ công do Nhà nước cấp và chỉ dành cho những người làm việc công, tức là các cán bộ, người có chức, có quyền hoặc người làm những nhiệm vụ đặc thù cho Tổ quốc. Không giống với nhà ở thông thường, nhà công vụ ngoài việc dùng để ở còn có các chức năng khác như tiếp khách hoặc phục vụ các công việc chung khác, tùy theo nhiệm vụ được giao.

Theo Khoản 5, Điều 3, Luật Nhà ở 2014 có định nghĩa như sau:

“5. Nhà ở công vụ là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy định của Luật này thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác.”

Ví dụ, giáo viên từ các miền đồng bằng tình nguyện lên các miền cao để dạy chữ cho các em nhỏ sẽ được Trường sắp xếp ở nhà công vụ. Nhà ở công vụ gồm 2 loại: nhà ở riêng lẻ và nhà chung cư.

Thời gian sử dụng nhà công vụ

Thời gian sử dụng của nhà công vụ không phải là mãi mãi mà chỉ được quy định trong một thời gian nhất định. Cán bộ đó có thể được cấp hoặc thuê lại nhà ở công vụ với mức giá thấp và sử dụng trong thời gian còn đảm nhận chức vụ, công tác.

Đối tượng và điều kiện nào được thuê nhà ở công vụ?

giao-vien-vung-cao-la-doi-tuong-du-dieu-kien-thue-nha-cong-vu

Giáo viên vùng cao thuộc đối tượng được thuê, ở nhà công vụ. Ảnh minh họa.

Theo Điều 32, Luật Nhà ở 2014 quy định 7 đối tượng được ở nhà công vụ và điều kiện được thuê nhà ở công vụ như sau:

1. Cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thuộc diện ở nhà công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ;

2. Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này được điều động, luân chuyển đến công tác tại cơ quan trung ương giữ chức vụ từ cấp Thứ trưởng và tương đương trở lên; được điều động, luân chuyển đến công tác tại địa phương giữ chức vụ từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở và tương đương trở lên;

3. Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội không thuộc diện quy định tại điểm b khoản này được điều động, luân chuyển đến công tác tại xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;

4. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động, luân chuyển theo yêu cầu quốc phòng, an ninh, trừ đối tượng mà pháp luật quy định phải ở trong doanh trại của lực lượng vũ trang;

5. Giáo viên đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;

6. Bác sĩ, nhân viên y tế đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;

7. Nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.

Điều kiện được thuê nhà ở công vụ

1. Đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì được bố trí nhà ở công vụ theo yêu cầu an ninh;

2. Đối với đối tượng quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều này thì phải thuộc diện chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội tại địa phương nơi đến công tác hoặc đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi đến công tác nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực khác nhau.”

Nhà công vụ có mua bán được không?

Theo Luật, nhà ở công vụ chỉ dành cho các đối tượng trong Khoản 2, Điều 32 Luật nhà ở 2014 thuê ở, sử dụng và không được dùng để mua bán.

nha o cong vu la gi doi tuong dieu kien duoc thue nha o cong vu 634c20d29b67c

Trình tự, thủ tục thuê nhà công vụ

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Đối tượng thỏa mãn các điều kiện thuê nhà công vụ cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:- Đơn đề nghị thuê nhà ở công vụ (theo mẫu) có xác nhận của cơ quan đang trực tiếp quản lý- Bản sao quyết định bổ nhiệm, điều động, luân chuyển công tác có xác nhận của cơ quan ra quyết định hoặc cơ quan đang trực tiếp quản lý cán bộ, công chức.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ.Trong 10 ngày từ khi nhận đơn đề nghị thuê nhà ở công vụ, cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý người có nhu cầu thuê nhà ở công vụ kiểm tra và có văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét để quyết định cho thuê nhà ở công vụ hay không.- Trường hợp nhà ở công vụ của Chính phủ: Cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý người có nhu cầu thuê nhà ở công vụ đăng ký thuê nhà ở công vụ với Bộ Xây dựng- Trường hợp nhà ở công vụ của các Bộ, ngành được giao quản lý: Cơ quan, tổ chức thuộc Bộ, ngành đó đang quản lý người đề nghị thuê nhà ở công vụ đăng ký thuê nhà ở công vụ với cơ quan quản lý nhà ở công vụ trực thuộc Bộ, ngành nêu trên.- Trường hợp nhà ở công vụ của địa phương do UBND cấp tỉnh quản lý: Cơ quan, tổ chức đang quản lý người đề nghị thuê nhà ở công vụ đăng ký thuê nhà ở công vụ với Sở Xây dựng.
  • Buớc 3: Xem xét giải quyết hồ sơ. Cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào quỹ nhà ở công vụ hiện có và tiêu chuẩn nhà ở công vụ để xem xét việc phê duyệt đơn đề nghị thuê nhà công vụ đó hay không. Thời hạn đưa ra quyết định là trong vòng 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý người có nhu cầu thuê nhà ở công vụ. Trường hợp không đủ điều kiện thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
  • Bước 4: Ký kết hợp đồng cho thuê nhà công vụ. Cơ quan có thẩm quyền quyết định cho thuê nhà ở công vụ gửi Quyết định bố trí cho thuê đến đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ, cơ quan đang trực tiếp quản lý người thuê và người được thuê nhà ở công vụ. Sau đó, các cơ quan này sẽ cùng phối hợp trong việc quản lý, bố trí cho thuê nhà ở công vụ. Bên thuê và bên cho thuê (cơ quan quản lý nhà công vụ|) sẽ trao đổi và ký kết hợp đồng thuê nhà ở công vụ trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định có hiệu lực thi hành.
  • Bước 5: Thanh toán tiền thuê nhà ở công vụ. Người thuê nhà ở công vụ thanh toán tiền thuê nhà ở công vụ theo đúng số tiền và thời hạn đã ghi trong Hợp đồng thuê nhà ở công vụ theo luật định.

Điều kiện trả lại nhà ở công vụ

Điều kiện trả lại nhà ở công vụ được quy định tại Khoản 5 Điều 81 Luật Nhà ở 2014 như sau:

“5. Người thuê nhà ở công vụ khi không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở hoặc chuyển đi nơi khác hoặc có hành vi vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng nhà ở mà thuộc diện bị thu hồi thì phải trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước.

Người trả lại nhà ở công vụ nếu không thuộc diện bị thu hồi nhà ở do có hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, e và h khoản 1 Điều 84 của Luật này và chưa có nhà ở tại nơi sinh sống sau khi trả lại nhà công vụ thì cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý, sử dụng người này có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người đó sinh sống căn cứ vào tình hình cụ thể để giải quyết cho thuê, cho thuê mua, mua nhà ở xã hội hoặc giao đất ở để họ xây dựng nhà ở.”

Tóm lại, nhà ở công vụ là loại hình nhà ở được dùng để cán bộ lãnh đạo; công chức Nhà nước; giáo viên; sĩ quan quân đội;… được sử dụng để thuê trong thời gian thực hiện công tác, thực hiện nhiệm vụ. (danh sách đối tượng đầy đủ được quy định đầy đủ trong tại Điều 32, Luật nhà ở 2014).

Nhà ở công vụ dùng để ở. Luật không quy định sử dụng nhà ở công vụ để mua, bán.

Điều kiện trả lại nhà ở công vụ được quy định trong điều Khoản 5 Điều 81 Luật Nhà ở 2014.

Qua bài viết trên đây, có thể bạn đã tìm hiểu về khái niệm nhà công vụ, đối tượng và điều kiện được thuê nhà công vụ cũng như quy trình, thủ tục thuê ở loại hình này. Hi vọng bài viết đã mang lại thông tin hữu ích cho bạn.

Xem tiếp