Những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nhà kiên cố trước khi mua

02/06/2022

Nhà kiên cố là loại hình nhà ở rất phổ biến tại Việt Nam tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ được nhà kiên cố là gì? Cấp phép xây dựng như thế nào? Tiêu chuẩn gồm những gì?…

Để hiểu rõ hơn về nhà kiên cố, mời bạn đọc tham khảo bài chia sẻ dưới đây của DDI nhé!

Nhà kiên cố là gì?

Nhà kiên cố là khái niệm nhà ở không còn xa lạ đối với nhiều người, tuy nhiên để được xây dựng ngôi nhà có kết cấu chắc chắn, các bạn cần biết được đặc điểm và tiêu chuẩn kết cấu để được cấp phép xây nhà một cách nhanh chóng.

Mẫu hình nhà kiên cố

                                                           Mẫu hình nhà kiên cố

Nhà kiên cố được hiểu là nhà được xây với 3 kết cấu chính đều được làm bằng vật liệu bền chắc, cứng cáp và chịu lực tốt. Cụ thể:

  • Kết cấu cột nhà: Xây dựng bằng vật liệu sắt/theo/gỗ, bê tông cốt thép, gạch/đá bền chắc;
  • Kết cấu mái nhà: Xây dựng bằng vật liệu bê tông cốt thép, ngói (đất nung, xi măng);
  • Kết cấu tường bao che: Xây dựng bằng các loại vật liệu bê tông cốt thép, gỗ/kim loại, gạch/đá.

Nhà kiên cố và nhà bán kiên cố khác nhau như thế nào?

Theo quy định của Bộ Xây Dựng thì nhà kiên cố và bán kiên cố đều phải được xây dựng từ các loại vật liệu bền, chắc. Điểm khác nhau giữa 2 loại nhà này đó là:

  • Nhà kiên cố phải đảm bảo có cả 3 kết cấu chính làm bằng vật liệu bền chắc (Cột nhà, mái nhà, tường bao che).
  • Nhà bán kiên cố chỉ cần đảm bảo có 2 trong 3 cấu trúc chính được làm bằng vật liệu bền chắc.
Nhà kiên cố được xây dựng từ các loại vật liệu bền, chắc

Nhà kiên cố được xây dựng từ các loại vật liệu bền, chắc

Đánh giá chất lượng nhà kiên cố theo những tiêu chuẩn nào?

Loại vật liệu được sử dụng trong xây dựng, số năm sử dụng nhà và kết cấu bên ngoài của ngôi nhà chính là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nhà kiên cố.

  • Vật liệu xây dựng nhà kiên cố phải làm từ bê tông, cốt thép hoặc gạch chắc chắn để đảm bảo khả năng chịu mưa gió, tính an toàn cho ngôi nhà;
  • Kết cấu xây dựng ngôi nhà như tường ngăn cách, mái lợp nhà phải có sự chắc chắn, an toàn và được xây bằng các vật liệu như thép, bê tông, cách nhiệt,…;
  • Thời gian xây dựng và sử dụng cho ngôi nhà kiên cố phải từ 40 năm lên trên 70 năm. Điều này phụ thuộc vào các yếu tố như: kết cấu hạ tầng, diện tích xây dựng, vật liệu xây dựng,…
Nhà kiên cố với chất lượng tiêu chuẩn cao

Nhà kiên cố với chất lượng tiêu chuẩn cao

Những quy định pháp luật về xây nhà kiên cố

Vì nhà kiên cố hiện không phải là thuật ngữ pháp lý theo Luật Xây dựng, do đó các quy tắc về việc cấp phép xây dựng dưới đây được áp dụng cho nhà kiên cố như: nhà liền kề, nhà ở riêng lẻ,…

Chiếu theo Khoản 30 Điều 1 tại Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020, trường hợp dưới đây phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công xây dựng:

  • Nhà ở riêng lẻ ở đô thị (gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn), trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 7 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, hay dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 sẽ được cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt;
Nhà ở riêng lẻ ở đô thị phải có giấy phép xây dựng

Nhà ở riêng lẻ ở đô thị phải có giấy phép xây dựng

  • Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, có quy mô dưới 7 tầng và thuộc khu vực có quy hoạch đô thị, và được quy hoạch xây dựng các khu chức năng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Nhà ở riêng lẻ và được xây dựng trong khu bảo tồn, khu văn hóa – di tích lịch sử;
  • Nhà ở riêng lẻ có quy mô từ 07 tầng trở lên ở khu vực nông thôn.

Cần chuẩn bị hồ sơ và thủ tục ra sao để xin giấy phép xây dựng nhà kiên cố?

Một bộ hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà kiên cố, theo quy định tại Điều 46 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, bao gồm:

  • Đơn xin được cấp giấy phép xây dựng (theo Mẫu số 01);
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của chủ sở hữu theo quy định pháp luật đất đai, giấy tờ là Sổ đỏ, sổ hồng hoặc các giấy tờ sử dụng đất khác nếu có;
  • Phải có 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy kèm theo đó là bản vẽ đã được thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy;
  • 01 bản vẽ mặt bằng công trình xây dựng trên thửa đất, kèm theo sơ đồ vị trí của công trình;
  • 01 bản vẽ mặt bằng móng, mặt cắt móng, và sơ đồ đấu nối hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp, thoát nước, cấp điện;
  • 01 bản vẽ mặt bằng của các tầng, mặt đứng và mặt cắt chính của công trình xây dựng;
  • Trường hợp nếu có công trình liền kề thì phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề đó.
  • Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

Sau khi hoàn thiện bộ hồ sơ xin cấp phép xây dựng thì sẽ tiến hành thủ tục tại cơ quan chức năng có thẩm quyền

  • Bước 1: Nộp hồ sơ. Chủ sở hữu (cá nhân, gia đình) đã hoàn thiện hồ sơ và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính hoặc Trung tâm phục vụ hành chính công của Ủy ban nhân dân cấp huyện (quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương);
  • Bước 2: Cơ quan chức năng sẽ tiếp nhận hồ sơ;
  • Bước 3: Giải quyết yêu cầu;
  • Bước 4: Trả kết quả.

Thời hạn giải quyết hồ sơ sẽ không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.

Trên đây là các quy định giải thích nhà kiên cố và khi nào phải xin giấy phép xây dựng, cũng như hồ sơ, giấy tờ, các thủ tục xây dựng cho nhà ở kiên cố. DDI hy vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn thêm nhiều thông tin bổ ích khi muốn mua và xây dựng nhà ở kiên cố.

Thấu hiểu nhu cầu sở hữu một căn nhà kiên cố chất lượng tốt giá hợp lý, DDI đã khảo sát và tuyển chọn kỹ lưỡng những căn nhà phù hợp nhất với bạn. Khám phá ngay bộ sưu tập nhà DDI dưới đây.

 

Xem tiếp