Quy trình, thủ tục mua căn hộ chung cư trả góp bạn cần biết!

03/09/2021

Mua chung cư trả góp đang là giải pháp hiệu quả giúp cho nhiều người có thể sở hữu được căn nhà riêng mình. Thủ tục, quy trình mua chung cư trả góp bao gồm những bước nào? 

quy trinh thu tuc mua can ho chung cu tra gop ban can biet 634c1bca13d2b

Các hình thức mua nhà chung cư phổ biến hiện nay

Thông thường, nếu bên mua có sẵn nguồn tiền, có thể thanh toán mua căn hộ ngay thì hai bên mua sẽ hẹn để ký kết công chứng hợp đồng mua bán với bên bán (thường là Chủ đầu tư hoặc công ty môi giới) với điều kiện bên bán đã cung cấp đầy đủ các giấy tờ về pháp lý và giấy tờ cần thiết khác.

Dành dụm đủ tiền mua nhà chung cư

Bạn có thể dành dụm rồi mới mua nhà hoặc vay mua nhà trả góp

Trường hợp, nếu chưa đủ tài chính để mua căn hộ, nhiều người sẽ chọn hình thức mua trả góp. Đây là loại hình vay thế chấp. Người vay sẽ thế chấp tài sản (thường là căn hộ mình sắp mua) để vay một khoản tiền và trả dần sau này. Người mua cũng có thể vay tín chấp. Tuy nhiên, hạn mức vay tín chấp không cao, thường chỉ dưới 500 triệu tùy vào việc ngân hàng xác nhận nguồn thu của gia đình bạn.

Khi quyết định mua trả góp, việc mua bán căn hộ lúc này sẽ có sự can thiệp của phía ngân hàng. Nhân viên tài chính của ngân hàng sẽ thẩm định căn hộ, dự án cùng với bộ hồ sơ của người mua trước khi quyết định có cho vay, giải ngân hay không. Nếu ngân hàng đồng ý, lúc này 3 bên gồm bên mua – bên bán – bên ngân hàng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng mua căn hộ theo hình thức trả góp.

Quy trình thủ tục mua căn hộ chung cư trả góp

Khi mua căn hộ chung cư trả góp, sẽ có 2 trường hợp sau:

  • Nếu mua căn hộ đã có sẵn, sau khi nộp hồ sơ, ngân hàng sẽ đến thẩm định, nếu đồng ý sẽ tiến hành cho vay và giải ngân.
  • Tại các dự án chung cư đang xây dựng, chủ đầu tư thường sẽ liên kết với ngân hàng. Do đó, nếu có ý định mua trả góp “căn hộ trên giấy“, phía ngân hàng sẽ đến tư vấn chi tiết hơn về việc vay cũng thẩm định hồ sơ của người cần vay.

Quy trình mua chung cư trả góp bao gồm 4 bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
  • Bước 2: Thẩm định hồ sơ
  • Bước 3: Giải ngân
  • Bước 4: Theo dõi tiến trình chi trả.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Để được giải ngân, bên mua cần chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết để ngân hàng thẩm định xem người mua có đủ điều kiện mua trả góp hay không. Hồ sơ bao gồm:

  • Hồ sơ cá nhân:
    • CMND/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu;
    • Hộ khẩu thường trú/ Tạm trú dài hạn (KT3);​​​​​​​
    • Giấy đăng ký kết hôn/ Chứng nhận độc thân.
  • Hồ sơ chứng minh thu nhập:
    • Hợp đồng lao động: Một số ngân hàng sẽ yêu cầu hợp đồng lao động con trên 6 tháng hoặc có thời hạn trên 1 năm.
    • Bảng lương (có thể) cần thông qua xác nhận của ngân hàng.
    • Sao kê tài khoản ngân hàng.
  • Hồ sơ tài sản bảo đảm:
    • Giấy chứng nhận sở hữu tài sản: Đất đai, nhà cửa,… Thường thì chính căn hộ sắp mua chính là tài sản thế chấp.
  • Lịch sử tín dụng, vay nợ của bạn.
  • Giấy đề nghị vay tiền mua trả góp.
  • Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà (nếu có): Trong một số trường hợp, nếu đã đặt cọc nhưng ngân hàng không duyệt  cho vay, bạn có thể mất cọc.
  • Hồ sơ pháp lý của căn hộ đang có ý định mua.

***Lưu ý: Số lượng hồ sơ sẽ khác nhau tùy vào mỗi ngân hàng khác nhau. Hiện nay, nhiều ngân hàng đã hỗ trợ thẩm định online. Bạn chỉ cung cấp các loại giấy tờ theo yêu cầu, xác thực để được thẩm định trực tuyến.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay

Sau khi tiếp nhận đầy đủ Ngân hàng sẽ quyết định cho vay hay không, hồ sơ đủ điều kiện cho vay hay không, vay được bao nhiêu tiền, vay trong bao lâu?

Phía ngân hàng sẽ thẩm định sau khi tiếp nhận hồ sơ vay tiền của bạn

Phía ngân hàng sẽ thẩm định sau khi tiếp nhận hồ sơ vay tiền của bạn

Đối với căn hộ dự án đang xây dựng, sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, nhân viên tài chính của ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định để quyết định khoản tiền vay và thời hạn vay.

Đối với căn hộ có sẵn, nhân viên sẽ thẩm định cả giá trị của căn hộ đó trước khi quyết định.

Một số trường hợp có thể ngân hàng không đồng ý cho vay như:

  • Lịch sử tín dụng xấu.
  • Bên mua quá lớn tuổi (ví dụ vay 15 năm trong khi người vay đã 45 tuổi)
  • Bên mua có thu nhập cao, tuy nhiên gia đình lại có đông con, phải nuôi ba mẹ già.
  • Bên mua không có tài sản thế chấp hợp lý.
  • Hợp đồng lao động của bên mua quá ít (một số ngân hàng yêu cầu hợp đồng lao đồng trên 6 tháng đến 12 tháng)

Bước 3: Ký hợp đồng mua bán và giải ngân

Nếu ngân hàng đồng ý thì xin chúc mừng, bạn sắp có nhà mới rồi. Buổi ký kết hợp đồng sẽ có mặt đại diện của 3 bên: Bên mua, bên bán và bên ngân hàng.

Sau khi ký kết (có thể có công chứng) hợp đồng mua bán, sang tên (đối với căn hộ có sẵn), bên phía ngân hàng thường sẽ giữ các giấy tờ liên quan đến căn hộ và giải ngân tiền.

Bước 4: Theo dõi để tiến trình chi trả

Sau khi ký hợp đồng mua bán, được ngân hàng giải ngân và nhận nhà, bạn có thể nhận được một giấy ghi chi tiết ngày thanh toán, các khoản thanh toán định kỳ và thời hạn thanh toán.

Đồng thời phía ngân hàng cũng sẽ theo dõi quá trình trả góp của bạn. Nếu trả chậm, có thể bạn sẽ bị phạt. Sau khi hoàn thành trả đủ cả gốc lẫn lãi, phía ngân hàng sẽ thanh lý hợp đồng và hoàn trả giấy tờ nhà cùng nhiều giấy tờ khác. Lúc này, căn hộ hoàn toàn thuộc về bạn.

Trả góp là một hành trình dài hơi. Thời gian trả càng dài, số lãi trả càng lớn. Rất nhiều trường hợp trả góp thành công và sở hữu nhà. Cũng có rất nhiều trường hợp hụt hơi. Vì thế, bạn cần cân nhắc thật kỹ, cần nhìn bức tranh tổng thể.

Xem tiếp