Chứng kiến các chủ trương thúc đẩy nền kinh tế – xã hội địa phương phát triển trong năm 2022, BĐS cũng có những chuyển biến mới tích cực và cả những rủi ro được cảnh báo. Vậy đâu là khu vực được nhận định là thị trường an toàn hiện nay tại Hòa Bình?
Theo chỉ đạo điều hành tỉnh Hòa Bình cần đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng vùng động lực gồm thành phố Hòa Bình, huyện Lương Sơn, phía Bắc Lạc Thủy, cả 3 sẽ là đầu tàu kéo các vùng lân cận về phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án Cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu vừa qua cũng được phê duyệt có tổng chiều dài khoảng 32,5km, với tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng. Được biết dự án trong năm 2022 chuẩn bị công tác đầu tư, từ năm 2023 – 2025 thực hiện đầu tư.
Và hạ tầng sẽ đi đôi với trẻ hóa đô thị, theo kế hoạch đến năm 2025 hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh có 13 đô thị, đạt tỷ lệ đô thị hóa 38%.
Song hành phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội địa phương cần phát triển du lịch. Trong giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh dự kiến tổng nhu cầu vốn thực hiện đề án số 08-ĐA/TU khoảng trên 55,6 tỷ đồng về phát triển dịch vụ, trọng tâm là du lịch. Trong giai đoạn này phấn đấu thu hút đầu tư đạt trên 20 nghìn tỷ đồng, cơ sở lưu trú đạt trên 6.000 phòng.
Về dài hạn, theo lộ trình năm 2022 Hòa Bình sẽ thu hút đầu tư đến khảo sát đề xuất dự án xây dựng, phát triển chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, xăng dầu,…; năm 2023 – 2024 đẩy mạnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; năm 2025 hoàn thiện sàn giao dịch thương mại điện tử, đưa vào sử dụng hiệu quả 02 mô hình phát triển kinh tế ban đêm.
Hoạt động thương mại 9 tháng đầu năm khá sôi động khi đời sống sinh hoạt của người dân trở về trạng thái bình thường mới của những năm trước dịch Covid-19, các hoạt động dịch vụ giải trí và du lịch lữ hành hoạt động trở lại. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.056,8 triệu USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu ước đạt 810.6 triệu USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước. Tổng du lịch đến tỉnh trong 9 tháng ước đạt 2,45 triệu lượt khách, tăng 104% so với cùng kỳ năm trước. Dịch vụ vận tải cùng hoạt động nhộn nhịp trở lại.
Không dừng lại ở đó, hiện nay tổng số dự án đầu tư vào các khu công nghiệp đạt con số ấn tượng 104 dự án, trong đó có 25 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (tổng vốn đăng ký 518,99 triệu USD) và 79 dự án đầu tư trong nước (tổng vốn đăng ký 13.566,66 tỷ đồng). Nhờ đó người dân có công ăn việc làm tăng cao, thu hút các kỹ sư công nhân ngoại tỉnh đến làm việc, kinh tế địa phương tăng trưởng so với những năm trước đó.
Do đó để hoàn thành mục tiêu, tỉnh Hòa Bình tập trung triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp, ưu tiên nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị; xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường bất động sản.
Nhằm đảm bảo môi trường bất động sản “sạch” khi các điều kiện thuận lợi thúc đẩy lĩnh vực này phát triển bứt tốc, tháng 03/2022 trên các trang Cổng thông tin điện tử tỉnh Hòa Bình (http://hoabinh.gov.vn), trang thông tin điện tử Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình (http://soxaydung.hoabinh.gov.vn) đã đăng tải thông tin các dự án bất động sản và cảnh báo rủi ro khi mua bán đất nền chưa đủ điều kiện kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh.
Để tránh những rủi ro trong giao dịch và đảm bảo minh bạch, phát triển lành mạnh ổn định của thị trường bất động sản, không làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự tại địa phương. Được biết, Sở Xây dựng công bố trên địa bàn thành phố Hòa Bình có 17 dự án; huyện Lương Sơn có 06 dự án; huyện Yên Thủy có 01 dự án chưa đủ điều kiện được huy động vốn, chuyển nhượng và kinh doanh bất động sản.
Cũng trong tháng 3/2022 các dự án đủ điều kiện huy động vốn, cho phép bán nhà ở hình thành trong tương lai, cho phép chuyển nhượng và bán hàng: huyện Lương Sơn có 06 dự án, huyện Tân Lạc 01 dự án; thành phố Hòa Bình 11 dự án; huyện Đà Bắc 01 dự án; huyện Cao Phong 01 dự án.
Nhằm tháo điểm nghẽn, nâng cao hiệu quả thị trường bất động sản Hòa Bình cần tối giản hơn về chính sách để hoạt động của doanh nghiệp không bị tắc nghẽn vì cơ chế, chính sách. Hệ thống luật cần logic, sửa đổi để tránh chồng chéo dẫn đến xung đột như hiện nay.
Các cơ quan Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hàng lang pháp lý, đưa ra những biện pháp cụ thể về chính sách tín dụng, thị trường vốn nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản Hòa Bình an toàn, lành mạnh, minh bạch và bền vững.
Là đô thị loại V hiện hữu của tỉnh Hòa Bình, thị trấn Hàng Trạm và các xã mở rộng thuộc huyện Yên Thủy có tốc độ phát triển an toàn và bền vững. Đây là huyện duy nhất nằm sát Hà Nội, thừa hưởng các ưu điểm vượt trội về bất động sản vùng ven Thủ đô.
Cộng hưởng cùng các chính sách của tỉnh, huyện Yên Thủy không rầm rộ về các dự án bất động sản triển khai trên thị trường, số lượng đất tại khu vực cũng không khan hiếm, khó tìm như một số nơi khác, không diễn ra tình trạng sốt đất cục bộ. Có thể nhận định rằng, hiện nay Yên Thủy an toàn đối với cả mục đích mua để ở hay để đầu tư sinh lời hiện nay.
Theo ghi nhận, mục tiêu 6 tháng cuối năm 2022 huyện Yên Thủy đạt tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất 13,5%, thu nhập bình quân đầu người đạt 48 triệu đồng, thu ngân sách Nhà nước đạt 127,5 tỷ đồng, tỷ lệ đô thị hóa đạt 20%.
Yên Thủy phát huy được các thế mạnh khi tiếp giáp với các địa phương đang phát triển mạnh như Ninh Bình, Thanh Hóa; có tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua, hệ thống quốc lộ kết nối, mở ra cơ hội thúc đẩy giao thương, phát triển kinh tế. Huyện Yên Thủy hoàn toàn thuận lợi để phát triển công nghiệp, vật liệu xây dựng, đô thị, du lịch.
Với tiềm năng sẵn có, Yên Thủy đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ.
Trần Lan