Mộ Đức hướng đến huyện công nghiệp gắn với thương mại, dịch vụ, đô thị cùng hạ tầng giao thông đồng bộ thu hút đầu tư, nâng cao kinh tế và đời sống nhân dân.
Nội dung
Bức tranh kinh tế – xã hội huyện Mộ Đức
Sau 30 năm tái lập tỉnh (1989-2019), Quảng Ngãi không ngừng chuyển động, thay đổi, phát huy lợi thế vốn có khẳng định giá trị Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ. Song hành phát triển cùng tỉnh, huyện Mộ Đức quyết liệt triển khai các giải pháp phát triển về mọi mặt và gặt hái được những thành quả nhất định.
Đầu tư phát triển đô thị được huyện Mộ Đức đầu tư chú trọng
Minh chứng khi các con số ấn tượng về các chỉ tiêu kinh tế – xã hội đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, cụ thể: Tính trong năm 2019, tổng giá trị sản xuất ước thực hiện là 9.685 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch huyện giao và tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó: Giá trị sản xuất nông – lâm – ngư – nghiệp là 829 tỷ đồng, tăng 8,1% so với cùng kỳ; Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng 4.442 tỷ đồng, tăng 22,2% so với cùng kỳ; Giá trị sản xuất thương mại – dịch vụ 4.414 tỷ đồng, tăng 23,4% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, từ một huyện chủ đạo nông nghiệp, cơ cấu kinh tế của huyện Mộ Đức chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng (chiếm 42,98%), thương mại và dịch vụ (chiếm 44,06%), giảm dần tỷ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp (chiếm 12,96%).
Đồng thời, Mộ Đức tích cực đổi mới trong công tác xúc tiến đầu tư, kết quả năm 2019 huyện thu hút thêm 31 dự án về lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nâng tổng số dự án công nghiệp đầu tư trên địa bàn huyện lên con số 56 dự án, với tổng vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng. Các dự án triển khai và cơ bản hoàn thành như Khu dân cư Phước Thịnh, khu dân cư dịch vụ Thi Phổ… tạo tiền đề cho các nhà đầu tư khác tiếp tục đầu tư vào huyện Mộ Đức trong thời gian sắp đến.
Hệ thống giao thông thúc đẩy giao thương
Sở hữu hệ thống giao thông liên vùng xuyên suốt, các trục đường huyết mạch bắc ngang, Mộ Đức có mối liên kết chặt chẽ với trung tâm thành phố và các khu vực trọng yếu: KKT Dung Quất – thành phố Quảng Ngãi – Cụm Công nghiệp Quán Lát – Trang trại Vinamilk rộng 92ha – Savior rộng 200ha – Cụm công nghiệp huyện Mộ Đức – Tư Nghĩa – Đức Phổ – Bình Định. Huyện Mộ Đức sẵn sàng trở thành đô thị động lực về dịch vụ công nghiệp, thương mại, du lịch mới của Quảng Ngãi.
Đồng thời, Mộ Đức hưởng lợi từ hạ tầng khi UBND tỉnh Quảng Ngãi ký phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh, giai đoạn IIa dài khoảng 13,3km gồm 2 đoạn tuyến: Đoạn 1 dài khoảng 0,4 km qua xã Tịnh Hòa, thành phố Quảng Ngãi và đoạn 2 dài khoảng 12,9 km từ phía Nam cầu Cửa Đại đến xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tổng vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh, thời gian thực hiện dự án từ năm 2019 – 2023.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn – Tổng Giám đốc DDI nhận định: Dự án Dung Quất – Sa Huỳnh là tuyến ven biển nối Quảng Nam – Bình Định hình thành trục dọc ven biển, nối 5 vùng trọng điểm miền Trung, tạo đòn bẩy giúp Quảng Ngãi nói chung và huyện Mộ Đức nói riêng phát triển kinh tế – xã hội vượt bậc, đặc biệt hình thành các khu đô thị mới trong thời gian sắp đến.
Sở hữu mạng lưới giao thông liên vùng xuyên suốt giúp Mộ Đức phát triển công nghiệp gắn với thương mại, dịch vụ, đô thị
Mộ Đức còn sở hữu trục vành đai kinh tế Đông – Tây nối biển Đạm Thủy Nam hướng đi Phước Hòa, quốc lộ 1A cũ nối trung tâm TP Quảng Ngãi hướng đi Bình Định, đường tránh QL 1A, DT627B,… thuận lợi giao thương, cải thiện đời sống nhân dân.
Cùng với đó, xu hướng giãn dân và kiến tạo đô thị vệ tinh là điều tỉnh hướng đến, huyện Mộ Đức hội tụ những ưu điểm vượt trội hứa hẹn phát huy tối đa giá trị vốn có để trở thành tâm điểm lựa chọn đầu tư của dân thành phố và hàng ngàn công nhân, kỹ thuật từ các cụm công nghiệp tại đây.
Trần Lan