Trang chủ 5 Tin tức 5 Tin Bất động sản 5 Quảng Ngãi có thực sự là “viên ngọc bọc đất” đáng đầu tư?

Quảng Ngãi có thực sự là “viên ngọc bọc đất” đáng đầu tư?

14/05/2020

 Sở hữu thế mạnh về vị trí, địa hình, hệ thống giao thông, các cụm công nghiệp lớn cùng chính sách hút vốn đầu tư vào tỉnh, Quảng Ngãi có thực sự là “đất vàng” hứa hẹn tạo được “sức bật” vượt trội về kinh tế – xã hội để lọt vào “mắt xanh” của các ông lớn trong và ngoài nước với mục đích đầu tư sinh lời?          

Lợi thế sẵn có         

Sở hữu đường bờ biển dài 130km, nằm ở tâm điểm đất nước, Quảng Ngãi có vị trí chiến lược trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và hành lang kinh tế Đông – Tây nối đường hàng hải quốc tế qua biển Đông và Thái Bình Dương.

 

quang ngai co thuc su la vien ngoc boc dat dang dau tu 1

Quảng Ngãi có thực sự là “viên ngọc bọc đất” đáng đầu tư?

KKT Dung Quất làm thay đổi Quảng Ngãi sau 20 năm 

Cơ sở hạ tầng phát triển, có đầy đủ các loại hình giao thông từ đường bộ: quốc lộ 1A, quốc lộ 24A nối với các tỉnh Tây Nguyên, Nam Lào, Myanma và Bắc Thái Lan; đường Dung Quất – Trà Bồng – Trà My; đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, đường ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh. Đường sắt có tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua 8 ga lớn. Đường thủy có hệ thống cảng biển Dung Quất với lợi thế kín gió sâu từ 19-21m, và cảng Sa Kỳ, cảng đảo Lý Sơn. Đường hàng không gồm sân bay Chu Lai nằm cạnh KKT Dung Quất cách TP Quảng Ngãi 35km.

Với nền kinh tế phát triển năng động, nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư khi có hơn 63,6% dân số trong độ tuổi lao động. Cùng với đó tiềm năng du lịch phong phú như bãi tắm, nhiều thắng cảnh nổi tiếng, di tích quốc  gia và các điểm đến như Khu lưu niệm Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng,…

Đặc biệt, đảo Lý Sơn là đảo tiền tiêu của Tổ quốc với vị trí nằm trên con đường biển từ Bắc vào Nam và nằm ngay cửa ngõ của Khu Kinh Tế Dung Quất thu hút đông đảo khách du lịch.

Khẳng định rằng, Quảng Ngãi đặc quyền sở hữu các ưu điểm vượt trội so với các tỉnh thành lân cận, nằm trong Top 5 vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ được Chính phủ phê duyệt tính từ năm 1997 đến nay. Tỉnh luôn trong tâm thế sẵn sàng tạo mối liên kết và phối hợp trong phát triển kinh tế – xã hội giữa các vùng kinh tế, tạo động lực thúc đẩy kinh tế – xã hội của cả nước với tốc độ cao, bền vững.

Thay da, đổi thịt sau 30 năm tái lập tỉnh

Hơn 30 năm tái lập tỉnh (1989-2019), Quảng Ngãi thay đổi diện mạo trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh, công tác xây dựng Đảng… Bằng sự nổ lực vươn mình phát triển, tỉnh dần “lột xác” từ thuần nông tiến lên nền công nghiệp – đô thị hóa, tính đến năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 116.223 tỷ đồng, gấp 207 lần sao với năm đầu tái lập tỉnh, tăng trưởng bình quân đạt gần 20%/năm; Giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản đạt 15.389 tỷ đồng, gấp 5 lần so với những năm đầu tái lập tỉnh; Kim ngạch xuất khẩu tăng lên 591 triệu USD năm 2018, gấp 700 lần so với năm 1990; Mức đầu tư vào du lịch có tổng vốn đăng ký trên 3.137 tỷ đồng, doanh thu đạt 950 tỷ đồng, gấp hơn 70 lần so với năm 1989; Hệ thống hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, tạo thuận lợi cho giao thương, đi lại, tỷ lệ đô thị hóa đạt gần 23%.

quang ngai co thuc su la vien ngoc boc dat dang dau tu 1 1

Quảng Ngãi có thực sự là “viên ngọc bọc đất” đáng đầu tư?

Tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế – xã hội Quảng Ngãi sau 30 năm tái lập tỉnh

Tiếp tục sang năm 2019, các chỉ tiêu kinh tế – xã hội tỉnh đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra, cụ thể GRDP tăng 6,7%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng 53%, du lịch dịch vụ 30,44%, nông nghiệp giảm xuống dưới 17%.

Quảng Ngãi còn là nơi đóng đô của KCN – Đô thị – Dịch vụ VSIP, các KCN Quảng Phú, Tịnh Phong và 18 cụm công nghiệp ở các địa phương. Thu hút hàng ngàn chuyên gia, kỹ sư nước ngoài, công nhân quy tụ về đây làm việc, sản sinh việc làm và nhu cầu an sinh xã hội cao. Đây cũng là một phần lý do thúc đẩy lĩnh vực bất động sản phát triển đáp ứng các vấn đề như chỗ ở, nơi làm việc, đầu tư sinh lời tại đây. Riêng năm 2020, công nghiệp địa phương phấn đấu chiếm khoảng 40% tổng giá trị sản phẩm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Nhận thấy tiềm năng phát triển cùng lợi thế sẵn có, tỉnh đang dần trở thành tâm điểm đầu tư lý tưởng của các ông lớn. Minh chứng, các năm trở lại đây các Tập đoàn chọn Quảng Ngãi đầu tư các dự án “khủng” như Tập đoàn Hòa Phát, Vingroup, FLC… và một số Tập đoàn nước ngoài như Bỉ, Nhật Bản. Đây được xem là những tín hiệu tích cực giúp tỉnh thu hút nhiều hơn nữa các dòng vốn đầu tư lớn đổ về khu vực, khai phá giá trị vốn có của tỉnh một cách tối đa.

Năm 2020, Quảng Ngãi tăng tốc hoàn thành chỉ tiêu đề ra

Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2019 tại tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 02/07/2019 có sự tham dự và chỉ đạo trực tiếp từ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Kết quả thu hút đầu tư tính đến tháng 10/2019, tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 03 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 29,5 triệu USD. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 62 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đầu tư là 1.779,13 triệu USD. Và cấp mới 80 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký khoảng 17.599 tỷ đồng. Lũy kế đến nay, trên toàn tỉnh có 623 dự án đầu tư trong nước còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư là 259.117 tỷ đồng.

quang ngai co thuc su la vien ngoc boc dat dang dau tu 2 1

Quảng Ngãi có thực sự là “viên ngọc bọc đất” đáng đầu tư?

Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2019 tại tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 02/07/2019 

Năm 2020 là năm cuối thực hiện các nội dung đã được phê duyệt theo chương trình xúc tiến đầu tư giai đoạn 2017-2020 của tỉnh và năm cuối thực hiện thực hiện các nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Quảng Ngãi tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án và tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút, mời gọi các dự án đầu tư vào tỉnh Quảng Ngãi, tăng cường đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư ”tại chỗ” nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thu hút đầu tư.

Kết quả thu hút đầu tư tính đến tháng 3/2020, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có có 64 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 1,869 tỷ USD, 650 dự án đầu tư trong nước còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký là 296.760 tỷ đồng.

Có thể nói, Quảng Ngãi ngày càng phát huy giá trị vốn có và tiềm năng phát triển ấn tượng từ những “con số biết nói” kể trên. Với tinh thần, trí tuệ, nguồn nhân lực cùng sự chỉ đạo của Chính quyền, năm 2020 Quảng Ngãi hứa hẹn bứt tốc về đích trước thời hạn, hoàn thành các chỉ tiêu đề ra.

Bất động sản có phát triển theo nền kinh tế tỉnh?

Khi tất cả các yếu tố kinh tế – xã hội phát triển vượt bậc, các chính sách thu hút đầu tư vào tỉnh cũng đạt hiệu quả nhất định. Riêng lĩnh vực bất động sản, từ năm 2017 đến nay hơn 100 dự án KDC, KĐT được cấp phép và phê duyệt của tỉnh. Năm 2019 Quảng Ngãi có hơn 285 dự án đã đi vào hoạt động, hơn 40% dự án hoàn chỉnh về hạ tầng.

quang ngai co thuc su la vien ngoc boc dat dang dau tu 3 1

Quảng Ngãi có thực sự là “viên ngọc bọc đất” đáng đầu tư?

Bất động sản Quảng Ngãi sôi động đất nền dự án

Đặc biệt, Quảng Ngãi được nghiên cứu là “ưa chuộng” dòng sản phẩm đất nền, nhà ở khi chiếm 90% giỏ hàng triển khai thị trường, trong đó hơn 50% khách đầu tư đến từ Đà Nẵng, Quảng Nam.

Trong giai đoạn 2020 – 2030, tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục đưa ra nhiều mô hình phát triển nhà ở đáp ứng nguồn cầu tăng nhanh gồm các khu dân cư, khu đô thị mới; chỉnh trang, tái phát triển các khu vực đô thị cũ; mô hình phát triển các dự án, khu nhà ở quy mô vừa và nhỏ; mô hình cho thuê nhà của hộ gia đình, cá nhân. Trong đó, mô hình phát triển các KDC, KĐT mới được tỉnh đặc biệt chú trọng.

Với những tiềm năng, lợi thế về tự nhiên cùng với sự phát triển của KKT Dung Quất và các Khu công nghiệp, Quảng Ngãi trở thành bến đỗ tin cậy và đầy hứa hẹn của nhiều dự án lớn.

                                                                                                                                                                                     Trần Lan

Đánh giá post
Cùng chủ đề:

Cùng chuyên mục