Trang chủ 5 Tin tức 5 Tin Bất động sản 5 HÌNH THÀNH TRUNG TÂM GIAO THƯƠNG MỚI TẠI QUẢNG NGÃI

HÌNH THÀNH TRUNG TÂM GIAO THƯƠNG MỚI TẠI QUẢNG NGÃI

20/08/2019

Mộ Đức – Quảng Ngãi hội tụ các lợi thế từng bước nâng tầm giá trị khi trong tương lai gần trở thành trung tâm giao thương mới, sôi động buôn bán và tạo điều kiện giúp người dân thuận lợi kinh doanh mặt hàng nông – thủy sản sẵn có.

Lợi thế kết nối giao thông

Tính đến nay, Mộ Đức sở hữu các trục đường huyết mạch: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 24 và đường sắt Thống Nhất chạy qua. Mộ Đức đang ngày càng hoàn thiện hệ thống hạ tầng, Tỉnh Quảng Ngãi đặc biệt chú trọng hệ thống giao thông kết nối các khu công nghiệp, cảng biển khi sở hữu đường bờ biển dài 32km và các tuyến đường kết nối liên tỉnh.

hinh thanh trung tam giao thuong moi tai quang ngai

Hình thành trung tâm giao thương mới tại Quảng Ngãi

Mộ Đức sở hữu hệ thống giao thông xuyên suốt, là điểm trung chuyển, giao thương đến các khu vực trọng yếu

Sau khi quy hoạch hệ thống giao thông đồng bộ, Mộ Đức hiện có mạng lưới giao thông xuyên suốt: quốc lộ 1A nối Mộ Đức, Quảng Ngãi – Quy Nhơn, Bình Định, đây là tuyến giao thông đối ngoại trọng yếu giữa Quảng Ngãi với tụ điểm du lịch nổi tiếng; Đồng thời quốc lộ 1A giúp Mộ Đức kết nối trực tiếp đến trung tâm thành phố Quảng Ngãi chỉ mất vài phút di chuyển; Trục đường Vành đai kinh tế Đông Tây hướng ra biển; Tuyến đường 627B và 629 nối Phước Hòa; đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi dài 65km vừa mới khánh thành và thông xe toàn tuyến với tổng mức đầu tư hơn 34.500 tỷ đồng đi qua Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi thúc đẩy đầu tư vào khu vực.

Lợi thế kết nối giao thương

Nghề chính tại Mộ Đức xưa nay vẫn là nghề nông, công thương nghiệp truyền thống có một số làng nghề chú ý và ngày nay đang được đẩy mạnh. Đặc biệt, Mộ Đức là huyện đang sở hữu các dự án nông nghiệp sạch quy mô lớn, hứa hẹn trở thành tâm điểm giao thương mới của tỉnh Quảng Ngãi.

Theo đó, dự án Trang trại bò sữa Vinamilk có tổng diện tích trên 92ha đóng tại xã Đức Phú, xã Đức Hòa huyện Mộ Đức với quy mô nuôi 4.000 con bò sữa, sản xuất 20 triệu lít sữa bò tươi nguyên liệu mỗi năm với tổng vốn đầu tư 700 tỷ đồng. Dự án sẽ từng bước hình thành chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ sữa và sản phẩm phụ trợ phục vụ cho việc chăn nuôi bò sữa.

hinh thanh trung tam giao thuong moi tai quang ngai 1 1

Hình thành trung tâm giao thương mới tại Quảng Ngãi

Dự án Trang trại bò sữa Vinamilk tại Mộ Đức – Quảng Ngãi

Hiện nay hướng đi mới của Mộ Đức là mô hình nông nghiệp hữu cơ vì qua khảo sát các nhà khoa học khẳng định thổ nhưỡng của vùng đất này hoàn toàn phù hợp để nông nghiệp hữu cơ phát triển, lưu trữ nhiều diện tích đất sạch. Chính vì vậy, tại sự kiện Xúc tiến đầu tư năm 2019 do UBND huyện Mộ Đức tổ chức nhân Kỷ niệm 44 năm giải phóng huyện nhà, Hiệp hội Savior Japan và Tập đoàn Trần Việt đã ký kết thỏa thuận hợp tác chuyển giao công nghệ và tiệu thụ sản phẩm nông sản nông nghiệp Organic theo công thức SUZUKI. Dự án có tổng diện tích lên đến 200ha, vốn đầu tư khoảng 200 tỷ đồng, đến thời điểm hiện nay đây là dự án trồng rau, củ sạch theo công nghệ cao để đưa xuất khẩu nước ngoài lớn nhất ở Quảng Ngãi. Đồng thời, Công ty Sản phẩm hữu cơ Shirataki Bio Sangyo (Nhật Bản) cũng quyết định chọn Mộ Đức để đầu tư trồng tỏi voi và sản phẩm phân hữu cơ ở huyện Mộ Đức.

Đặc biệt, theo kế hoạch của tỉnh Quảng Ngãi, đến năm 2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp với công ty TNHH hải sâm Việt Nam thực hiện chuyển đổi nuôi hải sâm lên đến gần 2000ha với 27 mô hình ương hải sâm giống, nuôi thương phẩm và thả bổ sung khoảng 20.000 con giống hải sâm cát ở vùng biển Đức Phổ, Mộ Đức và Lý Sơn. Hải sâm cát mang lại giá trị dinh dưỡng cao, là hải sản quý đang được nhân rộng tại tỉnh Quảng Ngãi.

Có thể nói, huyện Mộ Đức đang hội tụ các điểm sản xuất nông – thủy sản lớn, đa dạng các mặt hàng kinh doanh, hiện nay ngoài 3 dự án tiêu biểu nêu trên, Mộ Đức dẫn đầu tỉnh Quảng Ngãi trong việc thu hút các dự án nông nghiệp với 11 dự án, tổng số vốn đăng ký hơn 1.100 tỷ đồng. Cụ thể như: Chuỗi nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao OFB Mộ Đức; Trang trại tổng hợp Lê Thái; Trang trại chăn nuôi heo kết hợp trồng cây lâm nghiệp; Trồng rau, củ, quả ứng dụng công nghệ cao; Chăn nuôi gia súc chất lượng cao Sông Trà; Dự án đầu tư vùng sản xuất rau, củ, quả và dược liệu công nghệ cao; Dự án cánh đồng lớn sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao theo hướng VietGAP; Dự án sản xuất rau an toàn; Trang trại chăn nuôi bò thịt (Trà Giang) và dự án Trồng cây nông nghiệp ngắn ngày.

Có thể kết luận rằng, Mộ Đức sẵn có nguồn cung nông nghiệp sạch, dồi dào nên việc hình thành một trung tâm giao thương mới, điển hình là việc xây dựng chợ đầu mối quy mô lớn, đầu tư bài bản là câu chuyện tất yếu giúp người dân tại khu vực kinh doanh sinh lời bền vững trong tương lai gần.

Việc trở thành tâm điểm giao thương sẽ giúp Mộ Đức phát triển mạnh kinh tế – xã hội, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân sẽ là hướng đi mới khi vận dụng tất cả các lợi thế hiện hữu sẵn có kể cả lợi thế về hạ tầng giao thông hiện nay.

Xuân Lan  

Đánh giá post

Cùng chuyên mục