Thành công tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2023 với chủ đề “Hòa Bình – Điểm đến đầu tư bền vững” diễn ra ngày 26/02/2023 đã mang đến sức bật mới cho tỉnh Hòa Bình, có 15 dự án được trao giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 47.853 tỷ đồng.
Chấp thuận đầu tư – phát huy tiềm năng, lợi thế – ưu tiên hạ tầng chiến lược, Hòa Bình đang bước vào thời kỳ mới!
Nội dung
Trao giấy chứng nhận đầu tư cho 15 dự án
Tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các bộ, ngành TW và tỉnh trao giấy chứng nhận đầu tư cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký trên 47.853 tỷ đồng (tương đương trên 2 tỷ USD). Các dự án thuộc lĩnh vực du lịch, chế biến thực phẩm, công nghiệp xi măng, hạ tầng khu công nghiệp, phát triển đô thị,…. Đây là lượng vốn đầu tư lớn đối với địa phương, là tín hiệu tốt đối với kinh tế xã hội của tỉnh, cả khu vực và cả nước.
Ngay khi tiếp nhận thông tin chấp thuận chủ trương đầu tư cho 15 nhà đầu tư đại diện thực hiện 15 dự án này, ngoài các chính sách ưu đãi chung, tỉnh Hòa Bình đã cập nhật một số cơ chế chính sách ưu đãi như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu, giảm 505 trong 9 năm tiếp theo; miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; miễn giảm thuế suất, nhập khẩu… Cùng với đó, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình khẳng định luôn mở rộng cửa chào đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thực hiện nhất quán quan điểm “Chính quyền địa phương luôn đồng hành cùng sự phát triển của các nhà đầu tư”.
Đây cũng tỏ rõ thiện chí, muốn đẩy mạnh thu hút đầu tư vào tỉnh Hòa Bình của các ban ngành trong năm 2023.
Quyết định thành lập 8 KCN với tổng diện tích trên 1.500 ha
Vậy, so với các tỉnh lân cận khu vực phía Bắc – Hòa Bình đang tăng tốc phát triển bền vững.
Không dừng lại việc chỉ đạo chính quyền phối kết hợp với doanh nghiệp, Thủ tướng đã đề cập, nhấn mạnh về quyết định thành lập 8 khu công nghiệp với tổng diện tích trên 1.500ha; đang đề nghị mở rộng KCN Lạc Thịnh (Yên Thủy) lên khoảng 1000ha, bổ sung thêm 3 KCN mới với diện tích trên 1.260ha và 21 cụm công nghiệp với diện tích trên 800ha.
Việc hình thành, mở rộng, bổ sung KCN – CCN nghĩa là chủ trương thu hút lượng lớn lao động trẻ, giải quyết bài toán việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đảm bảo nhu cầu an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận, phát triển kinh tế địa phương.
Cùng với đó Hòa Bình cần mở công tác quy hoạch, đầu tư hạ tầng, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Du lịch có nhiều tiềm năng phát triển
Điểm cộng đặc biệt, Hòa Bình nằm ở vị trí cửa ngõ vùng Tây Bắc, cửa ngõ phía tây của Thủ đô Hà Nội, sở hữu đầy đủ các loại địa hình cùng hệ sinh thái của vùng Trung du – Miền núi.
Xét về tiềm năng thực, du lịch tỉnh Hòa Bình có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, tâm linh, đặc biệt là Khu du lịch hồ Hòa Bình đã được quy hoạch là khu du lịch quốc gia.
Hòa Bình tiếp tục phấn đấu xây dựng thành điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đặc trưng, là trung tâm du lịch lớn của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc.
Đồng thời, các ngành công nghiệp, nông nghiệp cần ứng dụng công nghệ cao, du lịch, y tế, giáo dục có đầy đủ lợi thế để phát triển toàn diện.
Du lịch phát triển cần hạ tầng giao thông song hành hoàn thiện.
Khẩn trương hoàn thiện cơ sở hạ tầng chiến lược
Theo quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thủ tướng đề nghị khẩn trương hoàn thiện cơ sở hạ tầng chiến lược, kết nối Hòa Bình với các địa phương trong nước và quốc tế.
Trong đó, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành liên quan, tập trung triển khai thực hiện đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu (Sơn La); mở rộng cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình kết nối các tỉnh vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ.
Tập trung, đẩy mạnh, toàn diện, Hòa Bình năm 2023 sẽ bứt tốc phát triển trên mọi mặt trận, là tiền đề giúp khôi phục thị trường bất động sản nói riêng và nền kinh tế địa phương nói chung.
Hòa Bình đang bước vào một thời đại mới, nổi bật và khác biệt so với các tỉnh thành khu vực phía Bắc.
Trần Lan