“Ra đời” loạt chính sách hỗ trợ lĩnh vực BĐS đầu năm 2020
“Các điểm nghẽn được khơi thông” chính là những tín hiệu tích cực ngay dịp đầu năm Canh Tý 2020 đối với lĩnh vực BĐS, kỳ vọng hướng đến một thị trường ổn định, phát triển bền vững hơn so với những năm vừa qua.
Các chính sách mới giúp “khơi thông điểm nghẽn” BĐS năm 2020
Theo đó, hoạt động tín dụng sang năm 2020 sẽ đi theo chiều sâu, kiểm soát chặt chẽ hơn, ngân hàng chỉ cho người mua vay đối với những dự án có chủ đầu tư thực sự uy tín và có nhu cầu ở thực. Có thể nhận định, Thông tư 22/2019/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước triển khai từ tháng 1/2020 đã phần nào hạn chế dần tín dụng vào thị trường BĐS, kiểm soát tín dụng tiêu dùng có liên quan bất động sản đã giúp tránh đầu cơ, đẩy giá bất động sản, gây bất ổn thị trường.
Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có hiệu lực từ ngày 5/1/2020. Đáng chú ý Nghị định đưa ra các chế tài chặt chẽ và triệt để hơn khi sử dụng đất trồng lúa sang đất ở, đất bỏ hoang, mua bán đất đai không có sổ đỏ và cả việc bổ sung thêm nhiều biện pháp khắc phục hậu quả…
Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 96/2019/NĐ-CP quy định về khung giá đất áp dụng giai đoạn 2020 – 2024 của 63 tỉnh thành. Đồng thời, Bộ Xây dựng sẽ chính thức ban hành Quy chuẩn xây dựng Việt Nam cho phép xây dựng căn hộ nhà ở thương mại có diện tích tối thiểu 25 m2/căn hứa hẹn giải quyết nhu cầu nhà ở của số đông.
Có thể nhận định rằng, các chính sách trên bắt đầu có hiệu lực cũng chính là lúc bức tranh BĐS khởi sắc và bước vào quỹ đạo phát triển từ quý II/2020.
Nội dung
Nghị định 96 đưa giá đất tỉnh Thừa Thiên Huế tăng đúng theo tiềm năng
Theo nghị định 96 từ Chính phủ, riêng tỉnh Thừa Thiên Huế bảng giá đất 5 năm (2020 – 2024) sẽ tăng 30% so với bảng giá đất 5 năm (2015-2019) được áp dụng từ ngày 1/1/2020. Mức tăng này phù hợp với tình hình định hướng, xu hướng phát triển, môi trường đầu tư và nghĩa vụ thực hiện tài chính về đất đai của người sử dụng đất trên điều kiện thực tế tại Thừa Thiên Huế hiên nay.
Cụ thể, mức giá đất ở đô thị cao nhất là 65 triệu đồng/m2 (vị trí 1, loại đường 1A thuộc địa bàn TP. Huế). Giá đất này cơ bản tiệm cận 80-85% so với giá thị trường. Việc điều chỉnh này sẽ tác động đến kinh tế – xã hội của tỉnh trong thời gian sắp đến.
Giá đất tăng thể hiện đúng tiềm năng khi Huế chú trọng cơ sở hạ tầng: tuyến đường huyết mạch Bắc – Nam, kết nối cảng nước sâu Chân Mây và sân bay quốc tế Phú Bài, quốc lộ 1A, quốc lộ 49A, 49B, đường cao tốc La Sơn – Túy Loan, đường cao tốc Cam Lộ – La Sơn, nâng cấp sân bay Phú Bài. Tỉnh còn đẩy mạnh hoàn thiện các tuyến đường kết nối khu đô thị mới như tuyến đường có mặt cắt 56m nối từ đường Thủy Dương – Thuận An , tuyến đường Trường Chinh nối dài đến đường Thủy Dương – Thuận An và đường Tố Hữu đến đường Thủy Dương – Thuận An; Tỉnh lộ 10A… Cùng các điểm du lịch nổi tiếng thu hút lượng lớn khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, lựa chọn Huế trải nghiệm.
Đầu tư, an cư tại Huế cần “chọn mặt gửi vàng”?
Bước sang năm 2020 thị trường BĐS Huế đã có những tín hiệu bước vào đường đua mới, các dự án sẵn sàng bung giỏ hàng từ đất nền, shophouse, biệt thự, nhà phố xây sẵn… tại các vị trí đắc địa.
Ảnh phối cảnh dự án Apec Imperia Boulevard, Huế
Theo Ban quản lý Khu vực phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2018 tại khu An Vân Dương có 56 dự án đã và đang triển khai. Một số dự án tái khởi động sau nhiều năm im ắng như: dự án xây dựng công trình dịch vụ du lịch, văn phòng, căn hộ cao cấp của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam tại số 4 Hà Nội, có tổng vốn đầu tư 267 tỷ đồng; Dự án Le Babilone De Hue của Công ty Đầu tư kinh doanh nhà Thành Đạt (Viwaseen cũ) tại đường Nguyễn Tri Phương, với vốn đầu tư 160 tỷ đồng; Dự án xây dựng công trình dịch vụ du lịch, văn phòng của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng du lịch và Phát triển Đất Vàng tại khu nhà đất số 14, 16, 18 và 20 Lý Thường Kiệt, vốn đầu tư 600 tỷ đồng…
Điểm sáng đầu tư của thị trường Huế chính là khu vực phía Đông Nam thành phố khi trung tâm hành chính được chuyển về đây làm việc cũng như hạ tầng kỹ thuật được đầu tư hoàn chỉnh. Có thể nói trong số những dự án lọt vào “tầm ngắm” của nhà đầu tư từ cuối năm 2019 sang đầu năm 2020 chính là dự án Apec Imperia Boulevard đóng tại khu D, Khu An Vân Dương, Huế được Apec Group làm chủ đầu tư và được DDI làm đơn vị phát triển dự án.
Ngay sau thành công giới thiệu giỏ hàng giai đoạn 1, cả 2 đơn vị tiếp tục khởi động thị trường Huế sau dịp tết Nguyên đán Canh Tý với phân khu mới – Phân khu Queen Garden thuộc dự án Apec Imperia Boulevard. Đây là phân khu sở hữu mặt tiền đường Võ Nguyên Giáp lớn nhất tại TP. Huế, cung cấp dòng sản phẩm shophouse boutique hiện đại, shophouse liền kề ôm trọn 2 công viên lớn – Moon Park và Sun Park.
Queen Garden hứa hẹn đáp ứng nhu cầu an cư, đầu tư hiện nay, là cơ hội sinh lời lý tưởng cho những nhà đầu tư biết nắm bắt thị trường, tìm kiếm sản phẩm BĐS trong dịp đầu năm mới 2020.
Trần Lan