Trang chủ 5 Tin tức 5 Tin Bất động sản 5 BĐS công nghiệp Yên Thủy tăng trưởng mang đến cơ hội cho ai?

BĐS công nghiệp Yên Thủy tăng trưởng mang đến cơ hội cho ai?

05/04/2023

Chứng kiến tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp tăng, năm 2023 Việt Nam vẫn có thêm các khu công nghiệp mới được thành lập. Riêng Hòa Bình, Thủ tướng nhấn mạnh quyết định quy hoạch phần đất rộng 1.500ha cho 8 KCN, đề nghị mở rộng KCN Lạc Thịnh lên khoảng 1.000ha. Vậy BĐS Công nghiệp Yên Thủy, Hòa Bình “lên hương” mang đến cơ hội cho ai?

Điểm sáng bất động sản công nghiệp

Báo cáo từ Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho thấy, BĐS công nghiệp được ghi nhận là điểm sáng của thị trường BĐS với tỉ lệ lấp đầy của các KCN trên cả nước có xu hướng tăng, đạt khoảng trên 80%. 

a tb kcn VSIP II pic Becamex 2011 1627429688

Năm 2023 BĐS công nghiệp vẫn trên đà tăng trưởng mạnh

Riêng giá thuê trung bình trong các KCN tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc trong khoảng từ 90-120 USD/m2/chu kỳ thuê. So sánh với giá thuê trung bình trong các KCN tại TP.HCM và các tỉnh miền Nam (trong khoảng 100-300 USD/m2/chu kỳ thuê), các tỉnh miền Bắc vẫn “mềm” hơn nhiều lần. 

Theo giới chuyên gia phân tích có nhiều yếu tố hỗ trợ các khu công nghiệp, khu chế xuất phát triển và sôi động, gồm: Kinh tế ổn định, các hoạt động sản xuất kinh doanh dần phục hồi, nguồn vốn FDI ổn định và tăng theo thời gian. BĐS công nghiệp đang trên đà tăng trưởng nóng so với tất cả các phân khúc khác.

Tiềm năng tăng trưởng của BĐS công nghiệp đang rất lớn, nhiều tỉnh thành cũng đang chạy đua lập KCN, chuẩn bị điều kiện đón các nhà đầu tư lớn. Chẳng hạn tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hòa Bình diễn ra ngày 26/02/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cập nhật, nhấn mạnh về quyết định thành lập 8 KCN với tổng diện tích trên 1.500 ha; đề nghị mở rộng KCN Lạc Thịnh (Yên Thủy) lên khoảng 1.000 ha, bổ sung thêm 3 KCN mới với diện tích trên 1.260 ha và 21 cụm công nghiệp với diện tích trên 800 ha.

Đáng chú ý, xu hướng xanh và bền vững tại các KCN là định hướng phát triển tất yếu trong tương lai. 

Dư địa phát triển của BĐS công nghiệp vẫn còn rất lớn nhờ lợi thế về chính trị, nguồn lao động dồi dào, chi phí hợp lý, nhiều ưu đãi trong thu hút đầu tư và hỗ trợ phát triển công nghiệp. 

Yên Thủy, Hòa Bình – Trung tâm công nghiệp mới của tỉnh

Bắt nhịp phát triển cùng tỉnh Hòa Bình, huyện Yên Thủy đang là địa phương được quan tâm về các KCN và sự tăng trưởng chung của BĐS công nghiệp hiện nay. Theo đó, Hòa Bình có 8 KCN, riêng Yên Thủy hiện có 01 KCN trọng điểm là KCN Lạc Thịnh và đang được Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung quy hoạch thêm KCN Yên Thịnh (đóng trên huyện Yên Thủy và huyện Lạc Sơn) vào đầu tháng 01/2023 vừa qua.

gokhokcnlacthinh

Lãnh đạo các sở, ngành chức năng khảo sát khu vực mở rộng KCN lạc Thịnh (Yên Thủy)

Là một trong số ít KCN lớn của tỉnh Hòa Bình, KCN Lạc Thịnh được giao đầu tư và kinh doanh hạ tầng từ năm 2013 với tổng mức đầu tư hàng triệu USD, được kỳ vọng sẽ tạo sự bứt phá trong đóng góp ngân sách và chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh. 

Đến năm 2020, huyện Yên Thủy mong muốn giảm suất đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh của KCN đã đề xuất tỉnh nghiên cứu, khảo sát bổ sung quy hoạch mở rộng KCN Lạc Thịnh lên từ 170ha trên địa bàn thị trấn Hàng Trạm và xã Lạc Thịnh đưa tổng diện tích KCN lên khoảng 390ha.

Không dừng lại việc mở rộng diện tích KCN Lạc Thịnh lên 390ha, vào tháng 2/2023 Thủ tướng tiếp tục đề nghị mở rộng lên khoảng 1.000ha để thu hút đầu tư phát triển kinh tế – xã hội và chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương.

Và thực tế ghi nhận, hiện tại Yên Thủy đang tập trung xây dựng dự án nhà máy xi măng Xuân Sơn, rộng 40ha với tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng. Dự kiến bước sang quý IV/2024 sẽ đi vào hoạt động. Đây cũng là một trong những dự án trọng điểm được tỉnh đang được đẩy nhanh tiến độ thi công. 

Khi KCN Lạc Thịnh không ngừng mở rộng, nhà máy xi măng Xuân Sơn đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm cho hơn 100.000 ngàn lao động, thúc đẩy thu hút đầu tư, tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo an sinh và phát triển kinh tế của huyện Yên Thủy nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung.

Theo cập nhật từ thị trường, ngay khi nguồn lao động tăng bởi các KCN, nhà máy được quy hoạch hình thành, dự án Đầu tư xây dựng chợ Hàng Trạm cũng sẽ được khởi động. Cụ thể, dự án chợ Hàng Trạm đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư vào cuối năm 2021, vốn đầu tư lên đến 7,2 tỷ đồng, dự kiến bước sang quý III/2025 chợ sẽ đi vào hoạt động.

Khi nhu cầu việc làm được giải quyết, nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hằng ngày được cung cấp, vậy nhu cầu về nhà ở cho hàng trăm ngàn công nhân sẽ được giải quyết như thế nào tại Yên Thủy? Lợi thế sẽ giành cho ai?

Đón sóng về hạ tầng lẫn BĐS công nghiệp Yên Thủy hiện nay, dự án nhà ở đã hiện hữu tại Yên Thủy theo khảo sát chỉ có 01 dự án vừa đảm bảo không gian sống hiện đại, quy hoạch bài bản, diện tích phù hợp; đặc biệt là vị trí đắc địa nằm liền kề KCN Lạc Thịnh, sát nhà máy xi măng Xuân Sơn và chợ Hàng Trạm. Dự án DHome Yên Thủy là một trong số ít dự án hiếm hoi đang được triển khai tại khu vực này. 

Theo tìm hiểu, dự án được quy hoạch gồm 100 sản phẩm shophouse, liền kề, với số lượng giới hạn, DHome Yên Thủy chỉ đáp ứng được 1/1.000 nhu cầu nhà ở cho kỹ sư, công nhân tại đây. 

Vậy khi BĐS công nghiệp Yên Thủy tăng trưởng cũng là lúc các dự án BĐS nhà ở được đặc biệt quan tâm tại chính khu vực đó. 

Trần Lan

Đánh giá post

Cùng chuyên mục